Yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được trình bày trực tiếp thì cán bộ phụ trách tiếp nhận có phải lập thành văn bản không?
- Yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có những nội dung nào?
- Yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được trình bày trực tiếp thì cán bộ phụ trách tiếp nhận có phải lập thành văn bản không?
- Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời?
Yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức, nội dung của yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc yêu cầu có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc yêu cầu trực tiếp.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có các nội dung sau:
a) Thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm;
b) Thông tin về tổ chức xã hội hoặc người tiêu dùng yêu cầu;
c) Nội dung vụ việc;
d) Yêu cầu cụ thể của người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
đ) Tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Theo đó, yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có các nội dung sau:
- Thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm;
- Thông tin về tổ chức xã hội hoặc người tiêu dùng yêu cầu;
- Nội dung vụ việc;
- Yêu cầu cụ thể của người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Hình từ Internet)
Yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được trình bày trực tiếp thì cán bộ phụ trách tiếp nhận có phải lập thành văn bản không?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục tiếp nhận yêu cầu
1. Trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được lập bằng văn bản, cán bộ phụ trách tiếp nhận có trách nhiệm xem xét và tiếp nhận yêu cầu.
Trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được trình bày trực tiếp, cán bộ phụ trách tiếp nhận phải lập thành văn bản và yêu cầu người tiêu dùng hoặc người đại diện của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản đó.
2. Trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thiếu các nội dung quy định tại Điều 20 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bổ sung. Việc bổ sung phải được thực hiện trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được trình bày trực tiếp, cán bộ phụ trách tiếp nhận phải lập thành văn bản và yêu cầu người tiêu dùng hoặc người đại diện của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản đó.
Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Sau khi tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết yêu cầu. Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thêm thông tin, tài liệu phục vụ cho việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trường hợp vụ việc phức tạp, thời hạn trả lời có thể được gia hạn nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc.
3. Trong quá trình giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nếu cơ quan có thẩm quyền xác định vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan đó giải quyết và nêu rõ trong văn bản trả lời người tiêu dùng.
Theo đó, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời theo quy định.
Trường hợp vụ việc phức tạp, thời hạn trả lời có thể được gia hạn nhưng không quá 15 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.