Xác định vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng được quy định như thế nào?
Xác định vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng được quy định như thế nào?
Xác định vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng được quy định tại Điều 16 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng
1. Xác định vùng đệm
a) Vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng: khu vực đang có cộng đồng dân cư, cụm dân cư sinh sống ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng, không có điều kiện di dân tái định cư ra khỏi khu rừng đặc dụng; có quy hoạch ổn định dân cư lâu dài tại chỗ phù hợp với quy hoạch của khu rừng đặc dụng; diện tích vùng đệm bên trong được xác định trên cơ sở hiện trạng về đất, mặt nước sử dụng thực tế của cộng đồng dân cư, canh tác ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng;
b) Vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng: khu vực có cộng đồng dân cư sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt theo truyền thống; khu vực diện tích các thôn liền kề với ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng;
c) Khu rừng đặc dụng có ranh giới tiếp giáp với biên giới quốc gia, khu rừng phòng hộ, khu bảo tồn khác hoặc khu vực quốc phòng thì không phải xác định vùng đệm bên ngoài đối với phần tiếp giáp đó.
...
Theo đó, xác định vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng được quy định như sau:
Vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng:
- Là khu vực đang có cộng đồng dân cư, cụm dân cư sinh sống ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng, không có điều kiện di dân tái định cư ra khỏi khu rừng đặc dụng;
- Có quy hoạch ổn định dân cư lâu dài tại chỗ phù hợp với quy hoạch của khu rừng đặc dụng; diện tích vùng đệm bên trong được xác định trên cơ sở hiện trạng về đất, mặt nước sử dụng thực tế của cộng đồng dân cư, canh tác ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng;
Vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng:
- Là khu vực có cộng đồng dân cư sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt theo truyền thống; khu vực diện tích các thôn liền kề với ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng;
- Khu rừng đặc dụng có ranh giới tiếp giáp với biên giới quốc gia, khu rừng phòng hộ, khu bảo tồn khác hoặc khu vực quốc phòng thì không phải xác định vùng đệm bên ngoài đối với phần tiếp giáp đó.
Xác định vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Phương án ổn định đời sống dân cư vùng đệm có phải được lập khi thành lập khu rừng đặc dụng?
Nội dung của dự án thành lập khu rừng đặc dụng được quy định tại Điều 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Thành lập khu rừng đặc dụng
...
2. Nội dung của dự án thành lập khu rừng đặc dụng
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật; giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; khoa học, thực nghiệm, giáo dục môi trường và cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
b) Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án;
c) Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;
d) Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng đặc dụng đáp ứng tiêu chí rừng đặc dụng;
đ) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng đặc dụng, các phân khu và vùng đệm trên bản đồ;
e) Các chương trình hoạt động, phương án ổn định đời sống dân cư vùng đệm, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;
g) Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng đặc dụng; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;
h) Tổ chức thực hiện dự án
Theo đó, phương án ổn định đời sống dân cư vùng đệm phải được lập khi tiến hành thành lập khu rừng đặc dụng.
Nội dung chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm bao gồm những gì?
Nội dung chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội, hiện trạng tài nguyên rừng, sử dụng đất, mặt nước;
- Tổ chức các biện pháp bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học;
- Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm về sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và phù hợp với tập quán địa phương;
- Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học;
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội để giảm áp lực lên công tác bảo tồn trong khu rừng đặc dụng theo chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho hệ thống rừng đặc dụng theo quy định;
- Xác định nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư;
- Tổ chức quản lý vùng đệm, trong đó quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, thôn, cộng đồng dân cư vùng đệm và Ban quản lý khu rừng đặc dụng trong việc thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.