Vụ Tài chính thuộc Bộ Công Thương có những nhiệm vụ gì trong hoạt động sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp?
Vụ Tài chính thuộc Bộ Công Thương có những chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 700/QĐ-BCT năm 2013 quy định về vị trí và chức năng của Vụ Tài chính như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Tài chính là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về tài chính, kế toán trong phạm vi quản lý của Bộ; về kiểm tra, giám sát tài chính các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc; về thực hiện quản lý ngân sách nhà nước, quản lý tài chính, tài sản tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ; đầu mối tham gia chính sách về thuế nội địa, chính sách về giá và phí (trừ các loại giá và phí có quy định phân công riêng) trong ngành Công Thương theo quy định pháp luật và phân công của Bộ.
Như vậy, theo quy định, Vụ Tài chính thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về:
(1) Tài chính, kế toán trong phạm vi quản lý của Bộ Công Thương;
(2) Kiểm tra, giám sát tài chính các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc;
(3) Thực hiện quản lý ngân sách nhà nước, quản lý tài chính, tài sản tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương;
Đồng thời, Vụ Tài chính cũng là đầu mối tham gia chính sách về thuế nội địa, chính sách về giá và phí (trừ các loại giá và phí có quy định phân công riêng) trong ngành Công Thương theo quy định pháp luật và phân công của Bộ.
Vụ Tài chính thuộc Bộ Công Thương có những chức năng gì? (Hình từ Internet)
Vụ Tài chính thuộc Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 700/QĐ-BCT năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Tài chính như sau:
Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
1. Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
2. Vụ thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng; Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác của Vụ;
b) Phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và công chức của Vụ;
c) Thừa lệnh Bộ trưởng ký một số văn bản để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của Vụ;
d) Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo quy chế làm việc của Bộ;
...
Như vậy, theo quy định, Vụ Tài chính thuộc Bộ Công Thương làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Vụ Tài chính thuộc Bộ Công Thương có những nhiệm vụ gì trong hoạt động sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Quyết định 700/QĐ-BCT năm 2013 quy định nhiệm vụ chủ yếu của Vụ Tài chính như sau:
Nhiệm vụ chủ yếu
...
3. Về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp:
a) Chủ trì thẩm tra, xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để sắp xếp, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp thuộc Bộ theo quy định;
b) Chủ trì, tổ chức thực hiện bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định;
c) Tham gia thẩm định, phê duyệt phương án thành lập mới, cổ phần hóa và sắp xếp, chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp thuộc Bộ theo quy định;
d) Chủ trì tổ chức thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần, quyết toán công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Bộ theo quy định.
4. Quản lý việc thực hiện ngân sách nhà nước; quản lý tài chính, tài sản nhà nước tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ, bao gồm:
a) Quản lý việc thực hiện công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước:
- Chủ trì, hướng đẫn các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ trong việc xây dựng, tổng hợp dự toán ngân sách hàng năm của Bộ;
...
Như vậy, trong hoạt động sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp thì Vụ Tài chính có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
(1) Chủ trì thẩm tra, xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để sắp xếp, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương theo quy định;
(2) Chủ trì, tổ chức thực hiện bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định;
(3) Tham gia thẩm định, phê duyệt phương án thành lập mới, cổ phần hóa và sắp xếp, chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương theo quy định;
(4) Chủ trì tổ chức thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần, quyết toán công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.