Việc xử lý phản ánh kiến nghị đối với quy định hành chính về giao thông vận tải được thực hiện dựa trên những tiêu chí nào?
- Trách nhiệm của công chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận phản ánh kiến nghị đối với quy định hành chính về giao thông vận tải được quy định ra sao?
- Việc xử lý phản ánh kiến nghị đối với quy định hành chính về giao thông vận tải được thực hiện dựa trên những tiêu chí nào?
- Kết quả xử lý phản ánh kiến nghị đối với quy định hành chính về giao thông vận tải có được phép công khai trên phương tiện thông tin đại chúng không?
Trách nhiệm của công chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận phản ánh kiến nghị đối với quy định hành chính về giao thông vận tải được quy định ra sao?
Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT thì trách nhiệm của công chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận phản ánh kiến nghị đối với quy định hành chính về giao thông vận tải như sau:
(1) Công chức được giao nhiệm vụ quản trị, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia phải đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và được phân quyền phù hợp để thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống thông tin;
(2) Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp truy cập Hệ thống thông tin để gửi, tra cứu tình hình, kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị;
(3) Liên hệ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp cập nhật, bổ sung đầy đủ nội dung có liên quan đến phản ánh, kiến nghị trong trường hợp các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp chưa rõ ràng hoặc thiếu nội dung cần thiết hoặc trường hợp cần xác thực, làm rõ các thông tin liên quan;
(4) Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận, phân loại xử lý, cập nhật, đăng tải kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.
Việc xử lý phản ánh kiến nghị đối với quy định hành chính về giao thông vận tải được thực hiện dựa trên những tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Việc xử lý phản ánh kiến nghị đối với quy định hành chính về giao thông vận tải được thực hiện dựa trên những tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định về việc xử lý phản ánh kiến nghị như sau:
Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị
1. Trên cơ sở các phản ánh, kiến nghị được Văn phòng Bộ chuyển thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc theo đường công văn hoặc thư điện tử công vụ kèm tệp tin văn bản có chữ ký số, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý hoặc phối hợp xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy trình được quy định tại Điều 14 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính).
...
Dẫn chiếu Điều 14 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định như sau:
Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước
...
2. Đối với phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải tuân thủ quy trình sau:
a) Làm việc trực tiếp với cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị để làm rõ những nội dung có liên quan (nếu thấy cần thiết).
b) Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:
- Phản ánh, kiến nghị chưa đủ cơ sở xem xét xử lý, cần tiếp tục tập hợp để nghiên cứu;
- Phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở để xem xét xử lý.
c) Đối với phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở xem xét xử lý, cơ quan có thẩm quyền xử lý phải tiến hành xem xét quy định hành chính được phản ánh, kiến nghị theo các tiêu chí sau:
- Sự cần thiết;
- Tính hợp lý, hợp pháp;
- Tính đơn giản, dễ hiểu;
- Tính khả thi;
- Sự thống nhất, đồng bộ với các quy định hành chính khác;
- Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
d) Quyết định xử lý.
đ) Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.
e) Tổ chức lưu giữ hồ sơ về phản ánh, kiến nghị đã được xử lý theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời lưu vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
Từ các quy định trên thì việc xử lý phản ánh kiến nghị đối với quy định hành chính về giao thông vận tải được thực hiện dựa trên các tiêu chí sau:
(1) Sự cần thiết;
(2) Tính hợp lý, hợp pháp;
(3) Tính đơn giản, dễ hiểu;
(4) Tính khả thi;
(5) Sự thống nhất, đồng bộ với các quy định hành chính khác;
(6) Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Kết quả xử lý phản ánh kiến nghị đối với quy định hành chính về giao thông vận tải có được phép công khai trên phương tiện thông tin đại chúng không?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định về hình thức công khai kết quả xử lý phản ánh kiến nghị như sau:
Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị
...
3. Hình thức công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính).
Dẫn chiếu Điều 19 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định về hình thức công khai kết quả xử lý phản ánh kiến nghị như sau:
Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị
Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Việc công khai được thực hiện thông qua một hoặc nhiều hình thức sau:
1. Đăng tải trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử (website) của cơ quan.
2. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Gửi công văn thông báo cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
4. Các hình thức khác.
Như vậy, kết quả xử lý phản ánh kiến nghị đối với quy định hành chính về giao thông vận tải có thể thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.