Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc nào?
Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 6 Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 39/2017/TT-BQP như sau:
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định, việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
(1) Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
(2) Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
(3) Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
(4) Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
(5) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(6) Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng bao gồm những gì?
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 39/2017/TT-BQP như sau:
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Hằng năm, Bộ Quốc phòng lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, bao gồm:
a) Chương trình xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị Quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (chương trình xây dựng luật, pháp lệnh).
b) Chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ.
c) Chương trình xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
d) Chương trình xây dựng thông tư, thông tư liên tịch của Bộ Quốc phòng.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được đề xuất xây dựng trong chương trình phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
b) Yêu cầu quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng.
....
Như vậy, theo quy định, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng bao gồm:
(1) Chương trình xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị Quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (chương trình xây dựng luật, pháp lệnh).
(2) Chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ.
(3) Chương trình xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(4) Chương trình xây dựng thông tư, thông tư liên tịch của Bộ Quốc phòng.
Văn bản quy phạm pháp luật được đề xuất xây dựng trong chương trình phải dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 39/2017/TT-BQP như sau:
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
...
2. Văn bản quy phạm pháp luật được đề xuất xây dựng trong chương trình phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
b) Yêu cầu quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng.
c) Bảo đảm các quyền, nghĩa vụ của công dân, quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng.
d) Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên giao.
đ) Thực hiện các cam kết trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
e) Kết quả thực hiện chương trình năm trước có dự án, dự thảo được điều chỉnh sang năm sau; các văn bản chậm tiến độ cần tiếp tục đưa vào chương trình năm sau để thực hiện.
Như vậy, theo quy định, văn bản quy phạm pháp luật được đề xuất xây dựng trong chương trình phải dựa trên các căn cứ sau đây:
(1) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
(2) Yêu cầu quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng.
(3) Bảo đảm các quyền, nghĩa vụ của công dân, quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng.
(4) Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên giao.
(5) Thực hiện các cam kết trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
(6) Kết quả thực hiện chương trình năm trước có dự án, dự thảo được điều chỉnh sang năm sau; các văn bản chậm tiến độ cần tiếp tục đưa vào chương trình năm sau để thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.