Việc xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gồm những nội dung nào? Trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề về việc xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng. Cho tôi hỏi việc xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gồm những nội dung nào? Trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Xuân Linh ở Đồng Nai.

Việc xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gồm những nội dung nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:

Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 142/2016/NĐ-CP về nội dung xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng như sau:

Nội dung xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng
Nội dung xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng bao gồm xác định gói tin, thông tin, địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, cổng dịch vụ và cách thức, thủ đoạn xung đột thông tin trên mạng; xác định đối tượng, mục đích và mức độ gây xung đột thông tin trên mạng.

Theo quy định trên, việc xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gồm những nội dung sau:

+ Xác định gói tin, thông tin, địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, cổng dịch vụ và cách thức, thủ đoạn xung đột thông tin trên mạng.

+ Xác định đối tượng, mục đích và mức độ gây xung đột thông tin trên mạng.

Xung đột thông tin trên mạng

Xung đột thông tin trên mạng (Hình từ Internet)

Kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng được sử dụng cho mục đích gì?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định về kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng như sau:

Kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng
1. Kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng là các tài liệu, bằng chứng, chứng cứ được các cơ quan nghiệp vụ thu thập bảo đảm tính khách quan, chính xác và khoa học.
2. Kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng được sử dụng hợp pháp trong tổ chức đấu tranh ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

Theo đó, kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng sẽ được sử dụng hợp pháp trong tổ chức đấu tranh ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

Trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 142/2016/NĐ-CP về vai trò, trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng như sau:

Vai trò, trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng
1. Xác định nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng nhằm phát hiện, thu thập, đánh giá, sử dụng làm bằng chứng, chứng cứ.
2. Xung đột thông tin trên mạng phải được các cơ quan nghiệp vụ xác định nguồn gốc, thủ đoạn và tổn thất do xung đột thông tin gây ra để có biện pháp xử lý phù hợp.
3. Chủ quản hệ thống thông tin liên quan đến xung đột thông tin trên mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để xác định chính xác nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp kịp thời và đầy đủ cho cơ quan nghiệp vụ về thông tin, bằng chứng, chứng cứ để phục vụ công tác xác định nguồn gốc.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến xung đột thông tin trên mạng phải chịu trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, không được cung cấp thông tin sai lệch, trường hợp cố ý cung cấp thông tin sai lệch với mục đích xấu như nhằm gây chiến tranh, hận thù dân tộc tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, chủ quản hệ thống thông tin liên quan đến xung đột thông tin trên mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để xác định chính xác nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng.

Đồng thời cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp kịp thời và đầy đủ cho cơ quan nghiệp vụ về thông tin, bằng chứng, chứng cứ để phục vụ công tác xác định nguồn gốc.

Và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến xung đột thông tin trên mạng phải chịu trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, không được cung cấp thông tin sai lệch.

Trường hợp cố ý cung cấp thông tin sai lệch với mục đích xấu như nhằm gây chiến tranh, hận thù dân tộc tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

758 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào