Việc triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân do đối tượng nào thực hiện?
- Việc triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân do đối tượng nào thực hiện?
- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân có phải nội dung bắt buộc trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ không?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Việc triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân do đối tượng nào thực hiện?
Đối chiếu với quy định tại khoản 10 Điều 10 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định về Hội đồng quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân có nhiệm vụ trong việc triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Lưu ý: ngoài nhiệm vụ và quyền hạn trên thì Chủ tịch Hội đồng quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân còn có các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân;
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân;
+ Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp, Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Chỉ đạo chuẩn bị:
+ Chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân;
+ Chương trình, nội dung và tài liệu họp Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân;
+ Việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý về nội dung liên quan đến hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Chỉ đạo giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Ký, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Ngoài ra, tiêu chuẩn, điều kiện được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân là:
(i) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
(ii) Có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm ít nhất 05 năm (đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương), 03 năm (đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh/huyện) giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý về một trong các lĩnh vực: kinh tế; tài chính; ngân hàng; nông nghiệp và phát triển nông thôn; quản trị kinh doanh; luật; kế toán; kiểm toán;
(iii) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân;
(iv) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo yêu cầu quản lý của Hội nông dân các cấp và quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Việc triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân do đối tượng nào thực hiện? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân có phải nội dung bắt buộc trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tên gọi và địa điểm đặt trụ sở chính;
b) Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, người đại diện pháp luật;
c) Nguyên tắc và phạm vi hoạt động;
d) Vốn điều lệ;
đ) Cơ cấu tổ chức và quản lý;
e) Chức năng, nhiệm vụ;
g) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý, Ban điều hành và Ban Kiểm soát;
h) Tiêu chuẩn, điều kiện, quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh người quản lý;
i) Việc tuyển dụng lao động, quy hoạch và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo khác;
k) Chế độ kế toán, tài chính và kiểm toán;
l) Quy trình sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động;
m) Mối quan hệ và trách nhiệm giữa Quỹ Hỗ trợ nông dân với các cơ quan quản lý nhà nước và các khách hàng vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
n) Xử lý tranh chấp, chia tách, sáp nhập và giải thể;
o) Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 37/2023/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có:
a) Hội đồng quản lý;
b) Ban Kiểm soát;
c) Ban điều hành gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân là một trong những nội dung bắt bắt buộc trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
Bởi, cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao hàm cả cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định.
Quỹ Hỗ trợ nông dân có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 37/2023/NĐ-CP thì Quỹ Hỗ trợ nông dân có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Ngoài được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước thì Quỹ Hỗ trợ nông dân còn được mở tài khoản tại Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc cơ quan Hội Nông dân các cấp; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định này.
Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.