Việc thử nghiệm đo công suất của máy in loại 1 và loại 2 phải được thực hiện trong môi trường nào?

Cho tôi hỏi việc thử nghiệm đo công suất của máy in loại 1 và loại 2 phải được thực hiện trong môi trường nào? Thử nghiệm độ bền của máy in loại 1 và loại 2 phải đảm bảo những nguyên tắc nào? Câu hỏi của anh TTL từ Bến Tre.

Việc thử nghiệm đo công suất của máy in loại 1 và loại 2 phải được thực hiện trong môi trường nào?

Việc thử nghiệm đo công suất của máy in loại 1 và loại 2 được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9087:2011 (ISO/IEC 10561:1999) về Công nghệ thông tin – Thiết bị văn phòng – Thiết bị in – Phương pháp đo công suất – Máy in loại 1 và máy in loại 2 như sau:

Điều kiện thử nghiệm
5.1. Môi trường thử nghiệm
Thử nghiệm phải được thực hiện trong môi trường sau:
Nhiệt độ: 18 °C đến 25 °C
Độ ẩm tương đối: 30 % đến 70 %
Máy in, có các thiết lập đầy đủ để hoạt động bình thường, phải thích nghi được trong môi trường thử nghiệm với điều kiện vận hành ít nhất là 1 giờ.
5.2. Điện áp
Máy in phải được nối với nguồn cấp điện áp chênh lệch trong khoảng ± 10 % giá trị danh định của điện áp hoạt động đã quy định cho máy in chịu thử nghiệm.
5.3. Dữ liệu đầu vào
Dữ liệu phải được gửi đến máy với tốc độ để máy in không phải chờ dữ liệu đến và dẫn tới việc đưa ra hình minh họa công suất bị sai lệch (thấp hơn).
5.4. Trình tự thử nghiệm
Mỗi trình tự thử nghiệm phải được hoàn thành mà không dừng lại. Sau mỗi trình tự thử nghiệm, máy in phải được phép ổn định lại (làm nguội) để về trạng thái vận hành bình thường.
...

Như vậy, theo quy định, việc thử nghiệm đo công suất của máy in loại 1 và loại 2 phải được thực hiện trong môi trường cụ thể như sau:

- Nhiệt độ: 18 °C đến 25 °C

- Độ ẩm tương đối: 30 % đến 70 %

Lưu ý: Máy in, có các thiết lập đầy đủ để hoạt động bình thường, phải thích nghi được trong môi trường thử nghiệm với điều kiện vận hành ít nhất là 1 giờ.

Việc thử nghiệm đo công suất của máy in loại 1 và loại 2 phải được thực hiện trong môi trường nào?

Việc thử nghiệm đo công suất của máy in loại 1 và loại 2 phải được thực hiện trong môi trường nào? (Hình từ Internet)

Giấy in được sử dụng để thử nghiệm đo công suất của máy in loại 1 và loại 2 phải theo định lượng nào?

Căn cứ tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9087:2011 (ISO/IEC 10561:1999) về Công nghệ thông tin – Thiết bị văn phòng – Thiết bị in – Phương pháp đo công suất – Máy in loại 1 và máy in loại 2 quy định thì giấy in được sử dụng để thử nghiệm đo công suất của máy in loại 1 và loại 2 phải theo định lượng sau đây:

- Dạng tờ rời: 60 g/m² đến 90 g/m²

- Dạng gấp 1 lần: 60 g/m² đến 80 g/m²

- Dạng gấp nhiều lần: theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.

Đối với thử nghiệm với giấy gấp nhiều lần, phải sử dụng một bản gốc cộng với hai bản sao. Nhà sản xuất phải quy định loại giấy và loại giấy than.

Máy in được cấu hình cho giấy liên tục (kéo giấy, cuốn bánh răng và cuốn ma sát) phải tốt nhất được nạp giấy có độ dài là 304,8 mm (12 inch).

Nếu không thể có khổ giấy có độ dài gần tương đương, pattern thử vẫn có thể được in nhưng nhiều hơn một trang. Bất kỳ tính năng "nhảy chỗ gấp" trong máy in phải bị vô hiệu hóa.

Máy in được cấu hình cho giấy tờ rời phải hoạt động trong chế độ tự động, không cấp giấy từng tờ bằng tay.

Phải sử dụng giấy cỡ A4 hoặc cỡ gần tương đương. Nếu sử dụng cỡ giấy khác A4, kích thước phải được ghi lại trong các kết quả thử nghiệm.

Máy in phải được thử nghiệm với giấy gấp 1 lần và cả với giấy gấp 3 lần (một bản gốc cộng với hai bản sao).

Thử nghiệm nhiều lần chỉ áp dụng nếu máy in có thể xử lý ít nhất loại giấy gấp 3 lần (một bản gốc cộng với hai bản sao, có hoặc không có giấy than đệm)

Thử nghiệm độ bền của máy in loại 1 và loại 2 phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

Theo quy định tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9087:2011 (ISO/IEC 10561:1999) về Công nghệ thông tin – Thiết bị văn phòng – Thiết bị in – Phương pháp đo công suất – Máy in loại 1 và máy in loại 2 thì thử nghiệm độ bền của máy in loại 1 và loại 2 phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Trong thử nghiệm độ bền, pattern thử phải được truyền lặp đi lặp lại nhiều lần từ hệ thống máy chủ trong 1 giờ.

- Việc đo khoảng thời gian thử nghiệm phải bắt đầu từ thời điểm dữ liệu đến giao diện máy in.

Đo từ thời điểm nhấn phím “bắt đầu” trên máy chủ để cho phép thực hiện, nếu đã có xác nhận việc đo thời gian thử nghiệm không bị ảnh hưởng quá 1 %.

- Khi thử nghiệm được thực hiện với giấy tờ rời, thử nghiệm phải được bắt đầu với giấy trong chế độ in thông thường. Đối với máy in đã nạp giấy trước, đường dẫn giấy phải được làm sạch trước mỗi thử nghiệm.

- Đối với máy in hoạt động với giấy liên tục, thử nghiệm phải được bắt đầu với giấy đã đưa lên trên vị trí khuôn in.

- Việc đo thời gian theo yêu cầu thử nghiệm phải kết thúc khi hoàn thành (đẩy ra) tờ đầu tiên sau 1 giờ (1 giờ và n giây) sao cho toàn bộ số trang phải được in.

- Thời gian 1 giờ thử nghiệm phải bao gồm thời gian nạp giấy, thời gian thay đổi băng cát-xét hoặc thời gian bổ sung mực/đổ mực. Giả định rằng thử nghiệm bắt đầu với các vật tư tiêu hao mới, được nạp đầy.

- Hình minh họa độ bền phải được ghi lại cùng với tham chiếu đến ma trận đã sử dụng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

376 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào