Việc thiết kế và sử dụng máy khoan rút lõi có thể có những mối nguy hiểm cơ học nào? Thùng chứa chất lỏng máy khoan cần đạt những tiêu chuẩn nào để đảm bảo an toàn?
Máy khoan rút lõi là loại máy khoan như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12857:2020 về Máy khoan rút lõi kiểu chân đế - Yêu cầu an toàn, máy khoan rút lõi được quy định như sau:
"3.1
Máy khoan rút lõi (Core drilling machine)
Máy thường dùng để khoan lỗ bằng một mũi khoan kim cương vào tường, sàn và trần nhà làm bằng bê tông, đá tự nhiên và các loại khoáng vật xây dựng khác. Máy được lắp trên một khung đỡ có thể di chuyển được, trên đó có một trục quay được trang bị một mũi khoan rút lõi. Máy thường được trang bị một hệ thống cấp nước. Chuyển động tiến lùi của đầu khoan trên trụ khoan dẫn hướng có thể được dẫn động bằng tay hoặc tự động. Hình 1 cho một ví dụ điển hình về máy khoan rút lõi."
CHÚ DẪN
1 Trụ khoan (khung đỡ) bao gồm một trụ khoan có thể nghiêng được và một chân đế
2 Đầu khoan
3 Mũi khoan rút lõi kim cương bao gồm cả các phụ kiện kết nối (không là một bộ phận của máy)
4 Bộ phận điều khiển các chức năng vận hành của máy và cơ cấu tiến lùi mũi khoan
5 Hệ thống cung cấp nước
6 Thiết bị chống rò điện (RCD)
Hình 1 - Các bộ phận chính của máy khoan rút lõi
Máy khoan rút lõi (Hình từ Internet)
Việc thiết kế và sử dụng máy khoan rút lõi có thể có những mối nguy hiểm cơ học nào?
Tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12870:2020 về Biệt thự nghỉ dưỡng - Yêu cầu chung về thiết kế có quy định về các mối nguy hiểm cơ học của máy khoan rút lõi như sau:
"5.1 Các mối nguy hiểm cơ học
5.1.1 Quy định chung
Nếu các thành phần và bộ phận phải xử lý bằng tay thì tất cả các bộ phận có thể tiếp cận được phải mài hết cạnh sắc và gờ có thể gây nguy hiểm khi lắp đặt, sử dụng, Chỉnh sửa và bảo trì máy. Các gờ sinh ra từ quá trình đúc hoặc hàn phải được loại bỏ và các cạnh sắc phải được mài.
5.1.2 Bảo vệ đối với các bộ phận chuyển động
5.1.2.1 Bộ phận truyền động
Các bộ phận truyền chuyển động quay (ví dụ như trục, khớp nối, bộ truyền đai), không kể đầu trục khoan, phải trang bị bộ phận che chắn cố định để ngăn chặn việc tiếp xúc. Các bộ phận che chắn này phải tuân theo TCVN 9059:2011 (ISO 14120:2002) và TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100-2:2003). Bộ phận che chắn cố định được liên kết bằng hàn hoặc được liên kết bằng mối ghép tháo lắp được, khi lắp ráp chúng chỉ có thể mở ra hoặc tháo rời bằng các dụng cụ hoặc chìa khóa.
Bộ phận che chắn phải tuân theo các quy định của TCVN 6720:2000 (ISO 13852:1996) về khoảng cách an toàn.
5.1.2.2 Chuyển động tiến lùi của đầu khoan trên trụ khoan
Đầu khoan phải có khả năng khóa được ở ít nhất tại một vị trí hoặc phải tự khóa được ở tất cả các vị trí dừng trên trụ khoan.
Máy khoan được trang bị hệ thống tiến lùi đầu khoan dẫn động máy phải tự khóa được ở vị trí dừng bất kì.
Máy khoan phải được thiết kế sao cho việc tháo đầu khoan ra khỏi trụ khoan chỉ có thể thực hiện được bằng hành động có chú ý.
Phải có chặn cuối hành trình tương ứng tại hai đầu của hành trình dịch chuyển.
Các chi tiết như cáp, xích và dây đai là một bộ phận quan trọng của hệ thống tiến lùi đầu khoan của máy khoan và tham gia trực tiếp vào hoạt động tiến lùi của đầu khoan, phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
- Chúng phải được lựa chọn với hệ số an toàn là 3,5 (ví dụ như tỉ số giữa lực phá hủy nhỏ nhất và tải trọng lớn nhất) dưới các điều kiện làm việc bình thường theo quy định của nhà sản xuất;
- Phải có một hệ thống căng dây phù hợp và an toàn.
5.1.2.3 Liên kết mũi khoan vào trục khoan
Đầu của trục khoan phải được thiết kế sao cho mũi khoan rút lõi và phụ kiện kết nối được lắp với nhau mà không tự tháo trong quá trình làm việc bình thường.
5.1.3 Khoảng cách an toàn cho máy khoan có hệ thống tiến lùi dẫn động tay
Khoảng cách nhỏ nhất giữa thiết bị điều khiển cho hệ thống tiến lùi đầu khoan dẫn động tay và (các) mũi khoan được cung cấp bởi nhà sản xuất máy phải > 2,5 cm.
5.1.4 Ổn định
5.1.4.1 Ổn định khi làm việc
Trụ khoan phải được trang bị các thiết bị cố định phù hợp cho phép lắp đặt một cách chắc chắn và an toàn trên nền vật liệu được khoan. Để cố định bằng neo, phải có (các) lỗ có rãnh dài (lỗ ô van).
Đai ốc và vít dùng để điều chỉnh vị trí đứng của trụ khoan phải được thiết kế sao việc tháo chúng ra chỉ có thể thực hiện được bằng hành động có chú ý.
CHÚ THÍCH: Do cố nhiều thiết bị cố định cho các ứng dụng khác nhau của máy nên không thể đưa ra các yêu cầu kỹ thuật chi tiết cho các thiết bị cố định này trong tiêu chuẩn.
5.1.4.2 Ổn định trong quá trình vận chuyển, lắp đặt và tháo dỡ
Do sự ổn định của máy khoan không được quy định trong những tình huống này nên Hướng dẫn sử dụng phải cung cấp cách thức xử lý một cách an toàn.
5.1.5 Thiết bị điều khiển
5.1.5.1 Yêu cầu chung
Đối với chức năng điều khiển ở hệ thống điện, hệ thống thủy lực và khí nén xem EN 60204-1:2006, 7, 9, 11 và 13, EN 982:1996, EN 983:1996 và đối với các bộ phận có liên quan đến an toàn xem TCVN 7384-1:2010 (ISO 13849-1:2008).
5.1.5.2 Thiết bị điều khiển dẫn động cho trục khoan và cho hệ thống tiến lùi đầu khoan dẫn động máy
Máy phải trang bị các bộ phận điều khiển riêng biệt để khởi động và dừng dẫn động trục khoan và để khởi động và dừng dẫn động hệ thống tiến lùi đầu khoan.
Việc khởi động máy chỉ có thể thực hiện được nhờ sự kích hoạt có chú ý của cả hai thiết bị điều khiển nói trên.
Các thiết bị điều khiển để dừng phải ngắt từng nguồn cung cấp năng lượng.
Đối với điều khiển không dây, khi không nhận được tín hiệu chính xác, kể cả khi mất liên lạc, một thiết bị dừng tự động để giữ giá trượt ở một vị trí chắc chắn phải được kích hoạt.
Việc tiếp cận các khu vực nguy hiểm từ các vị trí điều khiển khác nhau mà người vận hành không thể quan sát được phải được ngăn ngừa bằng các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
5.1.5.3 Dừng khẩn cấp
Không đòi hỏi phải có thiết bị dừng khẩn cấp đối với máy khoan có chuyển động tiến lùi của đầu khoan dẫn động tay vì người vận hành có thể dừng máy ngay do đang ở gần động cơ khoan.
Tất cả các máy khoan điều khiển từ xa và/hoặc tự động phải được trang bị một thiết bị dừng khẩn cấp trong hệ thống sao cho dễ tiếp cận. Thiết bị dừng khẩn cấp này phải tuân theo TCVN 6719:2008 (ISO 13850:2006). Nó phải dừng tất cả các chuyển động nguy hiểm nhanh nhất có thể mà không gây thêm bất cứ mối nguy hiểm nào.
5.1.6 Hỏng nguồn cung cấp năng lượng
Sự gián đoạn của nguồn cung cấp năng lượng và sự khôi phục sau gián đoạn không được phép dẫn đến tình trạng nguy hiểm nào, đặc biệt:
- Máy chỉ có thể khởi động lại được thông qua một hành động có chú ý;
- Máy phải dừng khi có một lệnh dừng máy;
- Không xảy ra các chuyển động hoặc các hoạt động nguy hiểm.
Những hỏng hóc về nguồn cung cấp năng lượng sẽ không làm ảnh hưởng đến bất kì chức năng dừng nào.
CHÚ THÍCH: Máy khoan có công suất không vượt quá 750 W với chuyển động tiến lùi đầu khoan dẫn động tay được dùng với mục đích khoan rút lõi có đường kính khoan không vượt quá 60 mm, được coi là không gây nguy hiểm khi khôi phục lại nguồn cung cấp năng lượng.
5.1.7 Giải phóng năng lượng dư
Trên các máy khoan chạy bằng khí nén cần bố trí một van trên đường ống chính ở trạng thái mở để kết nối máy với nguồn khí cấp và ở trạng thái đóng để ngắt nguồn khí cấp và loại bỏ áp suất khí trong máy khoan khi dừng máy."
Thùng chứa chất lỏng máy khoan cần đạt những tiêu chuẩn nào trong quá trình thiết kế?
Căn cứ tiểu mục 5.7 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12870:2020 về Biệt thự nghỉ dưỡng - Yêu cầu chung về thiết kế có quy định về tiêu chuẩn cần đáp ứng đối với thùng chứa chất lỏng máy khoan như sau:
"5.7 Thùng chứa chất lỏng
Khi được đổ đầy theo các chỉ dẫn của nhà sản xuất thì các thùng chứa chất lỏng, ngoại trừ thùng chứa nước và đặc biệt là các bình ắc quy và hệ thống nhiên liệu, thùng dầu, phải được thiết kế và chế tạo để không bị rò rỉ ở bất cứ vị trí nào của đầu máy khoan.
Bình chứa dầu thủy lực phải trang bị thiết bị chỉ báo mức dầu."
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.