Việc thi hành án dân sự trọng điểm là gì? Việc thi hành án dân sự được xác định là trọng điểm khi đáp ứng những tiêu chí nào?

Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ giải đáp, cụ thể như sau: Việc thi hành án dân sự trọng điểm là gì? Việc thi hành án dân sự được xác định là trọng điểm khi đáp ứng những tiêu chí nào? Câu hỏi của chị N.P.A từ Hải Phòng.

Việc thi hành án dân sự trọng điểm là gì?

Việc thi hành án dân sự trọng điểm được quy định tại Điều 1 Quyết định 907/QĐ-TCTHADS năm 2016 như sau:

Điều 1
Việc thi hành án dân sự trọng điểm là việc thi hành án dân sự có ít nhất một trong các tiêu chí được quy định tại Điều 3 của Quyết định này mà cơ quan Thi hành án dân sự cần tập trung nguồn lực để chỉ đạo và tổ chức thi hành án theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, việc thi hành án dân sự trọng điểm là việc thi hành án dân sự có ít nhất một trong các tiêu chí được quy định tại Điều 3 Quyết định 907/QĐ-TCTHADS năm 2016 mà cơ quan Thi hành án dân sự cần tập trung nguồn lực để chỉ đạo và tổ chức thi hành án theo đúng quy định của pháp luật.

Việc thi hành án dân sự trọng điểm là gì? Việc thi hành án dân sự được xác định là trọng điểm khi đáp ứng những tiêu chí nào?

Việc thi hành án dân sự trọng điểm là gì? (Hình từ Internet)

Việc thi hành án dân sự được xác định là trọng điểm khi đáp ứng những tiêu chí nào?

Tiêu chí xác định việc thi hành án dân sự trọng điểm được quy định tại Điều 3 Quyết định 907/QĐ-TCTHADS năm 2016 như sau:

Việc thi hành án dân sự được xác định là trọng điểm khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
1. Khi tổ chức thi hành án phát sinh vấn đề phức tạp liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
2. Các vụ việc thi hành án dân sự mà Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo địa phương đã có văn bản chỉ đạo giải quyết.
3. Việc thi hành án dân sự có quan điểm khác nhau giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tình huống pháp lý mà pháp luật chưa quy định, quy định chưa cụ thể hoặc pháp luật có mâu thuẫn, xung đột, đã tổ chức họp liên ngành nhưng chưa thống nhất được quan điểm giải quyết; việc thi hành án dân sự chưa nhận được sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương về việc xét xử, thi hành án.
4. Khi tổ chức cưỡng chế có sự chống đối quyết liệt của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương và việc cưỡng chế đã được tạm dừng.
5. Có vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án, đã phát sinh hoặc có thể phát sinh hậu quả phức tạp, khó khắc phục.
6. Cần giải quyết các quyền lợi của tập thể người lao động trong trường hợp tổ chức cưỡng chế đối với người phải thi hành án là các doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
7. Bản án, Quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tuyên không rõ, khó thi hành, cơ quan Thi hành án dân sự hoặc đương sự đã có yêu cầu giải thích nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm trả lời theo quy định tại khoản 2 Điều 179 Luật Thi hành án dân sự hoặc đã có văn bản trả lời nhưng chưa rõ.
8. Việc thi hành các bản án liên quan đến tội phạm về tham nhũng thuộc diện án trọng điểm mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hoặc Thành ủy, Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.
9. Các việc thi hành án dân sự khác mà Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự xét thấy cần đưa vào danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm.

Như vậy, tiêu chí xác định việc thi hành án dân sự trọng điểm bao gồm:

(1) Khi tổ chức thi hành án phát sinh vấn đề phức tạp liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

(2) Các vụ việc thi hành án dân sự mà Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo địa phương đã có văn bản chỉ đạo giải quyết.

(3) Việc thi hành án dân sự có quan điểm khác nhau giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tình huống pháp lý mà pháp luật chưa quy định, quy định chưa cụ thể hoặc pháp luật có mâu thuẫn, xung đột, đã tổ chức họp liên ngành nhưng chưa thống nhất được quan điểm giải quyết;

Việc thi hành án dân sự chưa nhận được sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương về việc xét xử, thi hành án.

(4) Khi tổ chức cưỡng chế có sự chống đối quyết liệt của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương và việc cưỡng chế đã được tạm dừng.

(5) Có vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án, đã phát sinh hoặc có thể phát sinh hậu quả phức tạp, khó khắc phục.

(6) Cần giải quyết các quyền lợi của tập thể người lao động trong trường hợp tổ chức cưỡng chế đối với người phải thi hành án là các doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

(7) Bản án, Quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tuyên không rõ, khó thi hành, cơ quan Thi hành án dân sự hoặc đương sự đã có yêu cầu giải thích nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm trả lời theo quy định tại khoản 2 Điều 179 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 hoặc đã có văn bản trả lời nhưng chưa rõ.

(8) Việc thi hành các bản án liên quan đến tội phạm về tham nhũng thuộc diện án trọng điểm mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hoặc Thành ủy, Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.

(9) Các việc thi hành án dân sự khác mà Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự xét thấy cần đưa vào danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm.

Khi xác định việc thi hành án dân sự trọng điểm phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Nguyên tắc xác định việc thi hành án dân sự trọng điểm được quy định tại Điều 2 Quyết định 907/QĐ-TCTHADS năm 2016 như sau:

Xác định việc thi hành án dân sự trọng điểm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Có ít nhất một trong các tiêu chí quy định tại Điều 3 của Quyết định này;
2. Một việc thi hành án dân sự chỉ thống kê vào một tiêu chí án trọng điểm. Trường hợp một việc thi hành án dân sự có nhiều tiêu chí thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự xác định, thống kê vào một tiêu chí phù hợp (các tiêu chí khác được ghi rõ trong phần ghi chú).

Như vậy, theo quy định, khi xác định việc thi hành án dân sự trọng điểm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

(1) Có ít nhất một trong các tiêu chí quy định tại Điều 3 Quyết định 907/QĐ-TCTHADS năm 2016;

(2) Một việc thi hành án dân sự chỉ thống kê vào một tiêu chí án trọng điểm.

Trường hợp một việc thi hành án dân sự có nhiều tiêu chí thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự xác định, thống kê vào một tiêu chí phù hợp (các tiêu chí khác được ghi rõ trong phần ghi chú).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

938 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào