Việc sử dụng phòng học bộ môn được quy định như thế nào? Nhân viên thí nghiệm có cần phải sắp xếp khoa học các thiết bị trong phòng học bộ môn theo nhóm không?
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông có chịu trách nhiệm ban hành các kế hoạch hoạt động của phòng học bộ môn không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 15 Quy định Phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quản lý phòng học bộ môn
1. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm:
a) Ban hành các văn bản quy định về quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản, kế hoạch hoạt động của phòng học bộ môn và thiết bị dạy học;
b) Quy định về hệ thống hồ sơ, sổ sách và nội quy của phòng học bộ môn;
c) Xếp thời khóa biểu cho từng nội dung dạy học của từng môn học có sử dụng phòng học bộ môn hoặc có sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ dạy trên lớp, bố trí đủ giáo viên bộ môn, nhân viên thiết bị, thí nghiệm phù hợp với thời khóa biểu đã xây dựng;
d) Định kỳ kiểm tra, thanh tra các hoạt động của phòng học bộ môn.
2. Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động và thời khóa biểu của phòng học bộ môn theo tuần, tháng, học kì, năm học; giám sát hoạt động của phòng học bộ môn theo quy định của cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Nhân viên thiết bị, thí nghiệm chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng học bộ môn theo phân công và các quy định tại Điều 17 của văn bản này.
4. Giáo viên bộ môn có trách nhiệm xây dựng nội dung các tiết học có thí nghiệm, thực hành hoặc có sử dụng thiết bị dạy học trên lớp theo yêu cầu của chương trình môn học; phối hợp với nhân viên thiết bị, thí nghiệm tổ chức thực hiện các thí nghiệm, thực hành trong phòng học bộ môn hoặc mượn thiết bị để tổ chức dạy học trên lớp.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm:
- Ban hành các văn bản quy định về quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản, kế hoạch hoạt động của phòng học bộ môn và thiết bị dạy học;
- Quy định về hệ thống hồ sơ, sổ sách và nội quy của phòng học bộ môn;
- Xếp thời khóa biểu cho từng nội dung dạy học của từng môn học có sử dụng phòng học bộ môn hoặc có sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ dạy trên lớp, bố trí đủ giáo viên bộ môn, nhân viên thiết bị, thí nghiệm phù hợp với thời khóa biểu đã xây dựng;
- Định kỳ kiểm tra, thanh tra các hoạt động của phòng học bộ môn.
Phòng học bộ môn (Hình từ Internet)
Việc sử dụng phòng học bộ môn được quy định như thế nào?
Theo Điều 16 Quy định Phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Sử dụng phòng học bộ môn
1. Phòng học bộ môn được sử dụng để tổ chức dạy học các nội dung về thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của chương trình môn học.
2. Phòng học bộ môn được sử dụng để tổ chức các hoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, thực hiện giáo dục STEM.
3. Phòng học bộ môn được sử dụng để lưu giữ, bảo quản các thiết bị dạy học của các môn học tương ứng với tính chất của loại phòng học bộ môn. Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa, thay thế, bổ sung nếu hư hỏng. Hóa chất, vật liệu tiêu hao được bổ sung kịp thời để bảo đảm phục vụ tốt cho hoạt động dạy học; hóa chất hết hạn sử dụng được xử lý, tiêu hủy theo các quy định hiện hành. Hằng năm, thiết bị dạy học phòng học bộ môn được kiểm kê, thanh lý theo quy định của Nhà nước.
Theo đó, phòng học bộ môn được sử dụng để tổ chức dạy học các nội dung về thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của chương trình môn học, tổ chức các hoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, thực hiện giáo dục STEM.
Việc sử dụng phòng học bộ môn được quy định cụ thể như trên.
Nhân viên thí nghiệm có cần phải sắp xếp khoa học các thiết bị trong phòng học bộ môn theo nhóm không?
Theo khoản 1 Điều 17 Quy định Phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ của nhân viên thiết bị, thí nghiệm
1. Quản lý, bảo quản và sắp xếp khoa học các thiết bị trong phòng học bộ môn theo nhóm, chủng loại thiết bị và theo khối lớp.
2. Lập kế hoạch mua sắm bổ sung, sửa chữa những thiết bị đơn giản và thanh lý, tiêu hủy thiết bị, hóa chất hỏng, hết hạn sử dụng.
3. Chuẩn bị đủ các điều kiện và các thiết bị, thí nghiệm theo yêu cầu của từng môn học, bài học có sử dụng thiết bị để thực hành, thí nghiệm trong phòng học bộ môn hoặc trên lớp; phối hợp với giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành, thí nghiệm; bảo đảm các điều kiện về an toàn, phòng chống cháy nổ trong quá trình thực hành, thí nghiệm.
4. Quản lý, lưu giữ và sử dụng hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học của phòng học bộ môn; hướng dẫn giáo viên, học sinh thực hiện nội quy, quy trình sử dụng bảo đảm an toàn trong quá trình thực hành, thí nghiệm.
5. Lập báo cáo định kỳ, thường xuyên về công tác thiết bị dạy học.
6. Tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc nhân viên thí nghiệm có cần phải sắp xếp khoa học các thiết bị trong phòng học bộ môn theo nhóm, chủng loại thiết bị và theo khối lớp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.