Việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân bằng các hình thức nào?
- Tình hình kết quả thi hành án hình sự trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân gồm các thông tin nào?
- Việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân bằng các hình thức nào?
- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm và quyền hạn gì đối với cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân?
Tình hình kết quả thi hành án hình sự trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân gồm các thông tin nào?
Tình hình kết quả thi hành án hình sự trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân gồm các thông tin được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 59/2020/NĐ-CP như sau:
Thông tin trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
1. Thông tin về tình hình, kết quả thi hành án hình sự trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
a) Số liệu về người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
b) Tình hình, kết quả thi hành án hình sự đối với người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
c) Tình hình về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ công tác thi hành án hình sự.
2. Thông tin cơ bản về người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
a) Bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án hình sự;
b) Lý lịch người chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
c) Tóm tắt quá trình phạm tội;
d) Tiền án;
đ) Tiền sự;
e) Nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự và việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự;
g) Diễn biến quá trình chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp bao gồm hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án; miễn, giảm thời hạn chấp hành án; tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; buộc chấp hành án phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo; đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh; hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấm dứt trước thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; giải quyết trường hợp người chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp bỏ trốn hoặc chết; kết quả chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
h) Nơi về cư trú, làm việc của người chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp sau khi chấp hành xong hình phạt, biện pháp tư pháp.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tình hình kết quả thi hành án hình sự trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân gồm các thông tin sau:
- Số liệu về người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
- Tình hình, kết quả thi hành án hình sự đối với người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
- Tình hình về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ công tác thi hành án hình sự.
Việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân bằng các hình thức nào? (Hình từ Internet)
Việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân bằng các hình thức nào?
Việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân bằng các hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 59/2020/NĐ-CP như sau:
Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
1. Các hình thức khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
a) Qua mạng máy tính nội bộ;
b) Bằng văn bản hoặc phiếu đề nghị cung cấp.
2. Đối tượng, phạm vi khai thác và sử dụng:
a) Cơ quan tham gia xây dựng, thu thập, cập nhật thông tin và duy trì cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự được quyền khai thác dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình;
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cung cấp thông tin về người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và Luật Lưu trữ;
c) Cơ quan có chức năng, nhiệm vụ cung cấp thông tin về thi hành án hình sự có quyền từ chối yêu cầu cung cấp thông tin nếu có căn cứ cho rằng yêu cầu đó trái pháp luật, vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
d) Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép thực hiện yêu cầu và phạm vi cung cấp thông tin về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Như vậy, theo quy định trên thì việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân bằng các hình thức sau:
- Qua mạng máy tính nội bộ;
- Bằng văn bản hoặc phiếu đề nghị cung cấp.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm và quyền hạn gì đối với cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân?
Đối với cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân thì Bộ Quốc phòng có trách nhiệm và quyền hạn được quy định tại Điều 15 Nghị định 59/2020/NĐ-CP như sau:
- Xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc Quân đội nhân dân.
- Bảo đảm cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc Quân đội nhân dân.
- Chỉ đạo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân về cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành án hình sự.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.