Việc pha chế xăng dầu có phải là một trong những hình thức kinh doanh xăng dầu hay không? Hành vi vi phạm liên quan đến pha chế xăng dầu bị xử lý như thế nào?

Tôi muốn biết việc pha chế xăng dầu có phải là một trong những hình thức kinh doanh xăng dầu hay không? Nếu đúng, ai có quyền thực hiện hoạt động này? Trường hợp vi phạm quy định liên quan đến pha chế xăng dầu thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Việc pha chế xăng dầu có phải là một trong những hình thức kinh doanh xăng dầu hay không?

Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP có nêu cụ thể về hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chung và pha chế xăng dầu nói riêng như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
2. Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
...
4. Pha chế xăng dầu là quá trình trộn sản phẩm, bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác để chuyển hóa thành sản phẩm xăng dầu."

Theo đó, quá trình trộn sản phẩm, bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác để chuyển hóa thành sản phẩm xăng dầu được gọi là hoạt động pha chế xăng dầu. Đây là một trong những hình thức kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ai có quyền thực hiện hoạt động pha chế xăng dầu?

Tại khoản 2 Điều 9 và Điều 12 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5, khoản 8 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định liên quan đến hoạt động pha chế xăng dầu như sau:

"Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
...
2. Được quyền nhập khẩu hoặc mua trong nước nguyên liệu để pha chế xăng dầu, thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu của thương nhân.
...
Điều 12. Pha chế xăng dầu
1. Chỉ thương nhân đầu mối được pha chế xăng dầu; pha chế xăng dầu được thực hiện tại nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu xăng dầu nội địa của thương nhân đầu mối.
Thương nhân thuộc các thành phần kinh tế được pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu.
2. Trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện pha chế các sản phẩm xăng dầu phải có phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Thương nhân đầu mối thực hiện pha chế xăng dầu phải đăng ký cơ sở pha chế theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ."

Thông qua những quy định trên, có thể thấy việc pha chế xăng dầu được thực hiện bởi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và chỉ có thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mới có thể thực hiện hoạt động này tại nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu xăng dầu nội địa của thương nhân đầu mối.

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 40 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có quy định về trách nghiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:

"Điều 40. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân
...
3. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan quản lý, kiểm tra, kiểm soát đo lường, chất lượng xăng dầu sản xuất, pha chế, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
b) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo lường, chất lượng xăng dầu; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo lường, chất lượng đối với xăng dầu, quy định thực hiện thống nhất trong cả nước.
c) Hướng dẫn việc sử dụng phụ gia không thông dụng để pha chế xăng dầu; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm.
d) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện các quy định quản lý về đo lường, chất lượng của thương nhân kinh doanh xăng dầu theo quy định có liên quan tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 15, 18, 21, 23, 26, 29 và 32 Nghị định này.
e) Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện việc kiểm soát về đo lường đối với loại hình thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ.”

Có thể thấy, hoạt động pha chế xăng dầu của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tiến hành quản lý, kiểm tra, kiểm soát đo lường, chất lượng xăng dầu được pha chế một cách nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.

Pha chế xăng dầu

Pha chế xăng dầu

Hành vi vi phạm liên quan đến pha chế xăng dầu bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về pha chế xăng dầu cụ thể như sau:

"1. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thương nhân đầu mối thực hiện pha chế xăng dầu nhưng không đăng ký cơ sở pha chế theo quy định;
b) Thực hiện pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu nội địa của thương nhân đầu mối.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thực hiện pha chế các sản phẩm xăng dầu không có phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và 3 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động pha chế xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này."

Như vậy, trường hợp có các hành vi vi phạm về hoạt động pha chế xăng dầu, tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thấp nhất là 40 triệu đồng và cao nhất là 100 triệu đồng, đồng thời có thể đi kèm một số hình thức xử phạt bổ sung cụ thể như trên. Đây là mức xử phạt áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức (Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,757 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào