Việc mô tả thiết bị vô tuyến cự ly ngắn cần đo kiểm được quy định thế nào? Yêu cầu đối với lựa chọn mẫu thiết kế để đo kiểm là gì?

Tôi có một câu hỏi như sau: Việc mô tả thiết bị vô tuyến cự ly ngắn cần đo kiểm được quy định thế nào? Yêu cầu đối với lựa chọn mẫu thiết kế để đo kiểm là gì? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.H ở Lâm Đồng.

Việc mô tả thiết bị vô tuyến cự ly ngắn cần đo kiểm được quy định thế nào?

Yêu cầu đối với mô tả thiết bị vô tuyến cự ly ngắn cần đo kiểm được quy định tại khoản 2.1.2 Điều 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 55:2011/BTTTT như sau:

Yêu cầu kỹ thuật
...
2.1.2. Mô tả thiết bị cần đo kiểm
Khi yêu cầu đo kiểm chứng nhận thì thiết bị cần đo kiểm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong Quy chuẩn kỹ thuật này ở tất cả các tần số hoạt động của thiết bị.
Bên có thiết bị cần đo kiểm phải công bố các dải tần, dải các điều kiện hoạt động và các yêu cầu về công suất với bên quản lý, nếu có thể, để thiết lập các điều kiện đo kiểm phù hợp. Ngoài ra, phải cung cấp kèm theo các tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn vận hành liên quan.
Bên có thiết bị cần đo kiểm có thể cung cấp bộ ghép đo cho thiết bị có ăng ten tích hợp (xem 2.3.3). Với thiết bị không có ăng ten, nghĩa là nhóm sản phẩm loại 3, bên có thiết bị cần đo kiểm phải cung cấp tải làm giảm bức xạ (xem 2.3.2.1) hoặc ăng ten giả theo quy định trong Phụ lục G.
Nếu thiết bị được thiết kế để hoạt động với các cường độ trường bức xạ hay mức công suất khác nhau, thì phải thực hiện phép đo với từng tham số máy phát, phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật này, trên các mẫu thiết bị quy định trong 2.1.2.1.
Để đơn giản và hài hòa các thủ tục đo kiểm giữa các phòng thí nghiệm khác nhau, phải thực hiện các phép đo phù hợp với tài liệu này cho các mẫu được quy định trong 2.1.2.1 và 2.1.2.4.
...

Theo đó, việc mô tả thiết bị vô tuyến cự ly ngắn cần đo kiểm được quy định tại khoản 2.1.2 Điều 2.1 nêu trên.

Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn

Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn (Hình từ Internet)

Yêu cầu đối với lựa chọn mẫu thiết bị vô tuyến cự ly ngắn để đo kiểm là gì?

Việc lựa chọn mẫu thiết bị vô tuyến cự ly ngắn để đo kiểm phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại khoản 2.1.2.1 Điều 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 55:2011/BTTTT như sau:

Yêu cầu kỹ thuật
...
2.1.2.1. Lựa chọn mẫu thiết bị để đo kiểm
Bên có thiết bị cần đo kiểm phải cung cấp một hay nhiều mẫu thích hợp cho việc đo kiểm.
Bên có thiết bị cần đo kiểm cung cấp thiết bị hoàn chỉnh với thiết bị phụ trợ kèm theo cần cho quá trình đo kiểm
Nếu thiết bị có một số chức năng tuỳ chọn, được coi là không ảnh hưởng tới các tham số RF thì chỉ thực hiện các phép đo kiểm đối với thiết bị được cấu hình với tổ hợp các chức năng phức tạp nhất, theo như đề nghị của bên có thiết bị cần đo kiểm và được phòng thí nghiệm chấp thuận.
Thiết bị cần đo kiểm phải có đầu nối 50 W cho các phép đo mức công suất RF.
Trong trường hợp thiết bị có ăng ten tích hợp, nếu thiết bị không có đầu nối 50 W cố định bên trong thì cho phép cung cấp một mẫu thứ hai với đầu nối ăng ten tạm thời phù hợp để dễ dàng đo kiểm, xem 2.1.2.3.
...

Theo đó, Việc lựa chọn mẫu thiết kế vô tuyến cự ly ngắn để đo kiểm phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại khoản 2.1.2.1 Điều 2.1 nêu trên.

Yêu cầu đối với điều kiện đo kiểm, nguồn điện và nhiệt độ môi trường của thiết bị vô tuyến cự ly ngắn là gì?

Điều kiện đo kiểm, nguồn điện và nhiệt độ môi trường của thiết bị vô tuyến cự ly ngắn được quy định tại Điều 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 55:2011/BTTTT như sau:

Điều kiện đo kiểm, nguồn điện và nhiệt độ môi trường
2.2.1. Điều kiện đo kiểm bình thường và tới hạn
Thông thường, phép đo được thực hiện trong điều kiện đo kiểm bình thường. Khi có yêu cầu, các phép đo phải được thực hiện cả trong điều kiện tới hạn.
Các điều kiện và thủ tục đo kiểm được quy định từ 2.2.2 đến 2.2.4.
2.2.2. Nguồn điện đo kiểm
Thiết bị cần đo kiểm phải sử dụng nguồn điện như quy định trong 2.2.1 hay 2.2.2. Thiết bị có thể được cấp nguồn bằng các nguồn ngoài hoặc trong. Nếu được cấp nguồn ngoài thì phải tuân theo quy định trong 2.2.1, sau đó lặp lại với nguồn trong như quy định trong 2.2.2.
Nguồn điện sử dụng trong quá trình đo kiểm phải được chỉ ra trong báo cáo đo kiểm.
2.2.2.1. Nguồn điện đo kiểm bên ngoài
Trong khi đo kiểm, nguồn của thiết bị phải được thay bằng nguồn điện ngoài có khả năng tạo ra các điện áp thông thường và tới hạn như quy định trong 2.2.3.2 và 2.2.4.2. Trở kháng trong của nguồn này phải đủ nhỏ để tác động không đáng kể đối với các kết quả đo kiểm. Khi đo kiểm, điện áp của nguồn phải được đo tại các đầu vào của thiết bị cần kiểm tra. Trong các phép đo bức xạ, phải bố trí các dây dẫn nguồn sao cho không ảnh hưởng đến các phép đo.
Trong quá trình kiểm tra, điện áp nguồn phải duy trì với dung sai nhỏ hơn ±1% so với điện áp tại thời điểm bắt đầu mỗi phép đo kiểm.
...
2.2.4. Điều kiện đo kiểm tới hạn
2.2.4.1.2. Thủ tục đo kiểm đối với thiết bị được thiết kế hoạt động liên tục
Nếu bên có thiết bị cần đo kiểm công bố thiết bị được thiết kế để hoạt động liên tục thì thủ tục đo kiểm như sau:
- Trước khi đo kiểm tại nhiệt độ tới hạn trên, thiết bị phải được đặt trong phòng đo cho đến khi đạt sự cân bằng nhiệt. Sau khi đạt cân bằng nhiệt, thiết bị được bật nguồn và ở trạng thái phát trong khoảng thời gian 30 phút. Sau đó tiến hành các phép đo kiểm.
- Đối với các phép đo kiểm tại nhiệt độ tới hạn dưới, thiết bị phải được đặt trong phòng đo cho đến khi đạt được sự cân bằng nhiệt. Sau khi đạt cân bằng nhiệt, thiết bị được bật nguồn trong khoảng thời gian 1 phút, sau đó thiết bị phải thỏa mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn.
2.2.4.1.3. Thủ tục đo kiểm đối với thiết bị được thiết kế hoạt động không liên tục
Nếu bên có thiết bị cần đo kiểm công bố là thiết bị được thiết kế để hoạt động không liên tục thì thủ tục đo kiểm như sau:
- Trước khi đo kiểm tại nhiệt độ tới hạn trên, thiết bị phải được đặt trong phòng đo để đạt được sự cân bằng nhiệt, sau đó:
+ Bật và ngắt máy phát theo chu kỳ hoạt động mà bên có thiết bị cần đo kiểm công bố trong khoảng thời gian 5 phút; hoặc
+ Nếu bên có thiết bị cần đo kiểm công bố chu kỳ hoạt động lớn hơn 1 phút thì phát trong khoảng thời gian không quá 1 phút, sau đó để máy ở chế độ tắt hoặc chờ (standby) trong khoảng 4 phút; sau đó thiết bị phải thỏa mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn.
- Đối với các phép đo kiểm ở nhiệt độ tới hạn dưới, đặt thiết bị trong phòng đo cho đến khi đạt sự cân bằng nhiệt. Khi đạt được sự cân bằng nhiệt, đặt thiết bị ở chế độ chờ hoặc thu trong vòng 1 phút, sau đó thiết bị phải thỏa mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn.
2.2.4.1.4. Dải nhiệt độ tới hạn
Đối với các phép đo kiểm tại các nhiệt độ tới hạn, các phép đo phải được thực hiện theo các thủ tục quy định trong 2.2.4.1.1 tại các nhiệt độ thấp và cao hơn của một trong các dải sau:
- Loại I (chung) từ -20°C đến +55°C;
- Loại II (xách tay) từ -10°C đến +55 °C;
- Loại III (thiết bị sử dụng trong nhà) từ 0°C đến +55°C.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “thiết bị sử dụng trong nhà” có nghĩa nhiệt độ trong nhà tối thiểu bằng hoặc lớn hơn 5°C.
Trong các ứng dụng đặc biệt, nhà xản suất phải xác định dải nhiệt độ rộng hơn so với các dải quy định tối thiểu trên.
Ghi lại dải nhiệt độ sử dụng trong báo cáo đo kiểm.
2.2.4.2. Điện áp nguồn tới hạn
2.2.4.2.1. Nguồn điện lưới
Điện áp nguồn đo kiểm tới hạn đối với thiết bị được nối tới nguồn điện lưới phải là điện áp nguồn điện lưới danh định ±10%. Đối với thiết bị hoạt động quá dải các điện áp nguồn điện lưới, áp dụng 2.2.4.2.4.
2.2.4.2.2 .Nguồn ắc quy chì-axit
Khi thiết bị vô tuyến hoạt động với các loại nguồn ắc quy chì-axit thì điện áp đo kiểm tới hạn phải bằng 1,3 và 0,9 nhân với điện áp danh định của ắc quy (ví dụ: 6 V hay 12 V).
Khi nạp đệm sử dụng các ắc quy loại “gel-cell”, điện áp giới hạn bằng 1,15 và 0,85 nhân với điện áp danh định của ắc quy.
2.2.4.2.3. Nguồn ắc quy khác
Điện áp đo kiểm tới hạn dưới đối với thiết bị sử dụng nguồn ắc quy như sau:
- Đối với thiết bị có chỉ thị nguồn ắc quy, là điện áp điểm cuối được chỉ thị.
- Đối với thiết bị không có chỉ thị ắc quy, phải áp dụng các điện áp điểm cuối sau:
+ Đối với loại ắc quy leclanché hay lithium: 0,85 nhân với điện áp danh định của ắc quy;
+ Đối với loại nickel-cadmium: 0,9 nhân với điện áp danh định của ắc quy.
- Đối với loại thiết bị hoặc ắc quy khác, điện áp đo kiểm tới hạn dưới trong điều kiện phóng điện phải do bên có thiết bị cần đo kiểm công bố.
Điện áp đo kiểm tới hạn trên, trong trường hợp này phải là điện áp danh định.
2.2.4.2.4 Các nguồn khác
Đối với thiết bị sử dụng các nguồn khác, hay có khả năng hoạt động với nhiều loại nguồn khác nhau, điện áp đo kiểm tới hạn là giá trị điện áp được thoả thuận giữa bên có thiết bị cần đo kiểm và phòng thí nghiệm. Giá trị này phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.

Như vậy, việc đo kiểm, nguồn điện và nhiệt độ môi trường của thiết bị vô tuyến cự ly ngắn phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 2.2 nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

709 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào