Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất quy định về luồng tiền từ hoạt động đầu tư, tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh thế nào?

Cho hỏi về lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất thì được căn cứ vào cơ sở nào? Lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất theo các nguyên tắc ra sao? Trong trường hợp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất về luồng tiền từ hoạt động đầu tư, tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh thì được quy định thế nào? Anh Vũ đến từ Đăk Lăk đặt câu hỏi.

Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được căn cứ vào đâu?

Theo khoản 2 Điều 68 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cụ thể như sau:

Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất, cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng Báo cáo tài chính về khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán của toàn bộ Tập đoàn.
2. Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được căn cứ vào:
- Bảng Cân đối kế toán hợp nhất;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất;
- Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất kỳ trước;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và từng công con, công ty liên kết, liên doanh kỳ báo cáo;
- Thông tin tài chính về tài sản, nợ phải trả các công ty con được mua hoặc bị thanh lý trong kỳ báo cáo;
- Bảng tổng hợp các khoản lãi vay, cổ tức, lợi nhuận đã trả/đã nhận trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo; Số liệu tổng hợp các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty liên doanh, liên kết kỳ báo cáo;
- Bảng tổng hợp các khoản đầu tư, cho vay, đi vay trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo; Bảng tổng hợp mua, bán hàng tồn kho, TSCĐ trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo;
- Bảng tổng hợp tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, đánh giá lại TSCĐ trong kỳ và các báo cáo, bảng tổng hợp các thông tin bổ sung khác.

Theo đó, việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được căn cứ bảng Cân đối kế toán hợp nhất; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất; báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất kỳ trước;...và còn một số căn cứ khác được quy định cụ thể chi tiết tại khoản 2 trên.

Tải về mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ mới nhất 2023: Tại Đây

Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất quy định về luồng tiền từ hoạt động đầu tư, tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh thế nào?

Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất quy định về luồng tiền từ hoạt động đầu tư, tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh thế nào? (Hình từ Internet)

Lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất theo các nguyên tắc nào?

Theo Điều 69 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về việc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất phải đảm bảo theo các nguyên tắc như sau:

Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
Ngoài các nguyên tắc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thông thường cho từng doanh nghiệp độc lập, khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất còn phải tôn trọng một số nguyên tắc sau:
1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất chỉ phản ánh các dòng tiền phát sinh giữa tập đoàn với các đối tượng bên ngoài tập đoàn như khách hàng và nhà cung cấp bên ngoài; Người cho vay bên ngoài, cổ đông, các công ty liên doanh, liên kết…, không phản ánh các luồng tiền nội bộ phát sinh giữa công ty mẹ và công ty con, giữa các công ty con với nhau.
2. Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh chỉ được lập theo phương pháp gián tiếp (không áp dụng phương pháp trực tiếp) trên cơ sở sử dụng Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất và Bảng cân đối kế toán hợp nhất (xác định phần chênh lệch giữa số đầu kỳ và cuối kỳ của từng chỉ tiêu) sau đó điều chỉnh cho các giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con:
Khi một công ty con được mua hoặc bán trong năm thì số đầu năm và số cuối năm của Bảng cân đối kế toán hợp nhất của toàn tập đoàn sẽ không nhất quán. Số đầu năm của Bảng cân đối kế toán hợp nhất sẽ bao gồm số liệu của công ty con đã được thanh lý trong năm nhưng không bao gồm trong số cuối năm. Ngược lại số đầu năm của Bảng cân đối kế toán hợp nhất không bao gồm số liệu của công ty con được mua trong năm nhưng lại gồm trong số cuối năm. Trong quá trình tính toán cần phải thực hiện những điều chỉnh phù hợp cho số liệu đầu kỳ như sau:
- Cộng thêm số dư tài sản, nợ phải trả của công ty con được mua trong kỳ theo số liệu tại thời điểm mua;
- Loại trừ số dư tài sản, nợ phải trả của công ty con được bán trong kỳ theo số liệu tại thời điểm bán.
3. Luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp có điều chỉnh:
a) Phương pháp trực tiếp có điều chỉnh: Trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp công ty mẹ mua thêm hoặc thanh lý công ty con trong kỳ, công ty mẹ ưu tiên áp dụng phương pháp này khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất. Phương pháp trực tiếp có điều chỉnh được lập trên cơ sở Bảng Cân đối kế toán hợp nhất (xác định phần chênh lệch giữa số đầu kỳ và cuối kỳ của từng chỉ tiêu) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và điều chỉnh cho các giao dịch phi tiền tệ; Các giao dịch mua, bán công ty con trong kỳ. Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, doanh nghiệp phải xác định được ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến dòng tiền khi mua, bán các công ty con trong kỳ báo cáo, cụ thể:
- Nếu công ty con có số dư tiền và tương đương tiền tại ngày công ty mẹ mua hoặc thanh lý công ty con thì số tiền chi ra khi mua hoặc nhận về khi thanh lý công ty con được trình bày trên cơ sở thuần (sau khi đã loại trừ ảnh hưởng đối với số dư tiền hoặc tương đương tiền của công ty con được mua hoặc bị thanh lý).
- Cộng thêm số dư tài sản, nợ phải trả của công ty con được mua trong kỳ theo số liệu tại thời điểm mua;
- Loại trừ số dư tài sản, nợ phải trả của công ty con được bán trong kỳ theo số liệu tại thời điểm bán.
b) Phương pháp trực tiếp chỉ được lập trong trường hợp công ty mẹ không mua thêm hoặc thanh lý công ty con trong kỳ và không thể áp dụng phương pháp trực tiếp có điều chỉnh. Phương pháp này được lập trên cơ sở cộng gộp các chỉ tiêu của luồng tiền từ hoạt động đầu tư và luồng tiền từ hoạt động tài chính trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng của công ty mẹ và từng công ty con, sau đó loại trừ ảnh hưởng của các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn:
- Các khoản tiền thu hoặc chi từ giao dịch mua, bán TSCĐ, BĐSĐT trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo phải được loại trừ;
- Các khoản tiền đầu tư hoặc thu hồi công cụ vốn, công cụ nợ; Các khoản tiền đi vay, nhận vốn góp, trả nợ gốc vay, trả lại vốn góp trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo phải được loại trừ;
- Các luồng tiền liên quan đến lãi cho vay thu được, cổ tức, lợi nhuận được chia hoặc đã trả bằng tiền trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo cần phải được loại trừ.

Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất quy định về luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh như thế nào?

Cụ thể tại điểm a khoản 3 Điều 69 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định thì:

* Luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp có điều chỉnh:

- Phương pháp trực tiếp có điều chỉnh: Trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp công ty mẹ mua thêm hoặc thanh lý công ty con trong kỳ, công ty mẹ ưu tiên áp dụng phương pháp này khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất. Phương pháp trực tiếp có điều chỉnh được lập trên cơ sở Bảng Cân đối kế toán hợp nhất (xác định phần chênh lệch giữa số đầu kỳ và cuối kỳ của từng chỉ tiêu) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và điều chỉnh cho các giao dịch phi tiền tệ; Các giao dịch mua, bán công ty con trong kỳ.

Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, doanh nghiệp phải xác định được ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến dòng tiền khi mua, bán các công ty con trong kỳ báo cáo, cụ thể:

- Nếu công ty con có số dư tiền và tương đương tiền tại ngày công ty mẹ mua hoặc thanh lý công ty con thì số tiền chi ra khi mua hoặc nhận về khi thanh lý công ty con được trình bày trên cơ sở thuần (sau khi đã loại trừ ảnh hưởng đối với số dư tiền hoặc tương đương tiền của công ty con được mua hoặc bị thanh lý).

- Cộng thêm số dư tài sản, nợ phải trả của công ty con được mua trong kỳ theo số liệu tại thời điểm mua;

- Loại trừ số dư tài sản, nợ phải trả của công ty con được bán trong kỳ theo số liệu tại thời điểm bán.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

9,940 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào