Việc giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương được thực hiện theo hình thức nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương?
- Việc giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương được thực hiện theo hình thức nào?
- Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương gồm những nội dung nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương?
Theo Điều 6 Nghị định 44/2024/NĐ-CP về thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trung ương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở trung ương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương, trừ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương? (Hình từ Internet)
Việc giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương được thực hiện theo hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 44/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Phạm vi và hình thức giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho cơ quan quản lý tài sản
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được giao cho cơ quan quản lý tài sản quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này như sau:
a) Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương được giao quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trung ương quản lý.
b) Cơ quan quản lý tài sản ở địa phương (gồm: Cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh; cơ quan quản lý tài sản cấp huyện; cơ quan quản lý tài sản cấp xã) được giao quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý.
2. Việc giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo hình thức ghi tăng tài sản.
Sau khi được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định tại Nghị định này, pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan. Trường hợp cơ quan quản lý tài sản ở trung ương phân cấp/ủy quyền/giao cho các tổ chức hành chính trực thuộc (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh phân cấp/ủy quyền/giao cho các tổ chức hành chính trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (đối với tài sản thuộc phạm vi quản lý của cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh) thực hiện kế toán, quản lý hồ sơ, lưu trữ hồ sơ, bảo trì, báo cáo kê khai, đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nội dung khác (nếu có) thì cơ quan quản lý tài sản phải quy định rõ nội dung phân cấp/ủy quyền/giao và quy trình nội bộ để bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định tại Nghị định này. Riêng việc phân cấp/ủy quyền/giao thực hiện kế toán, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý). Việc phân cấp/ủy quyền trong các trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, việc giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương được thực hiện theo hình thức ghi tăng tài sản.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ được chuyển giao cho cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh, cấp huyện, hoặc cấp xã tùy thuộc vào phạm vi quản lý của từng cơ quan.
Sau khi nhận được tài sản này, cơ quan quản lý tài sản địa phương sẽ có trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác tài sản.
Trường hợp cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh phân cấp/ủy quyền/giao cho các tổ chức hành chính trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện kế toán, quản lý hồ sơ, lưu trữ hồ sơ, bảo trì, báo cáo kê khai, đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nội dung khác (nếu có) thì cơ quan quản lý tài sản phải quy định rõ nội dung phân cấp/ủy quyền/giao và quy trình nội bộ để bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm.
Lưu ý: Riêng việc phân cấp/ủy quyền/giao thực hiện kế toán, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương gồm những nội dung nào?
Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thì quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương gồm những nội dung sau:
- Tên cơ quan quản lý tài sản.
- Danh mục tài sản giao (tên tài sản; địa chỉ; loại/cấp/hạng; năm đưa vào sử dụng; thông số cơ bản (số lượng/chiều dài/diện tích...);
- Nguyên giá, giá trị còn lại (nếu có);
- Tình trạng sử dụng của tài sản);
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý hoặc tạm quản lý tài sản.
- Hình thức giao tài sản.
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.