Việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gồm những thành phần nào?
Cơ quan nào có quyền cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?
Theo Điều 5 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận như sau:
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp đổi, bổ sung, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền cấp cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 31/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Thành phần hồ sơ
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:
- Văn bản đề nghị của tổ chức;
- Quyết định thành lập tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Tài liệu chứng minh đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này.
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận
Trường hợp giấy chứng nhận bị hư, rách, nát hoặc mất, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:
- Văn bản đề nghị của tổ chức;
- Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất.
c) Hồ sơ đề nghị cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận
Trường hợp có thay đổi, bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề hoặc thay đổi tên gọi, địa chỉ nơi đặt trụ sở chính của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trong giấy chứng nhận đã được cấp, hồ sơ đề nghị cấp thay đổi giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:
- Văn bản đề nghị của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;
- Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất;
- Tài liệu liên quan đến thay đổi, bổ sung trong giấy chứng nhận. Trường hợp bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề, tài liệu phải chứng minh đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gian gồm những thành phần như sau:
- Văn bản đề nghị của tổ chức;
- Quyết định thành lập tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Tài liệu chứng minh đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 31/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
...
2. Trình tự, thủ tục:
- Tổ chức có nhu cầu cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận lập hồ sơ theo quy định tại một trong các điểm a, b, c Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp, qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp). Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện thì các thành phần hồ sơ nộp ở dạng bản gốc hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp đăng ký qua cổng dịch vụ công trực tuyến thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp; cấp lại; cấp thay đổi giấy chứng nhận; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, tổ chức có nhu cầu cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gửi trực tiếp, qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp).
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện thì các thành phần hồ sơ nộp ở dạng bản gốc hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp đăng ký qua cổng dịch vụ công trực tuyến thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp; cấp lại; cấp thay đổi giấy chứng nhận; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.