Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như thế nào?
Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là gì?
Căn cứ theo khoản 13 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 giải thích thì cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là việc áp dụng biện pháp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan buộc người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là gì?
Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
...
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như sau:
a) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp;
b) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều này, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau;
c) Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như sau:
- Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp;
- Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều này, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau;
- Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 127 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ ra quyết định;
c) Người ra quyết định;
d) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
đ) Lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
e) Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
g) Thời gian, địa điểm thực hiện;
h) Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
2. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế, cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp và các tổ chức, cá nhân có liên quan; trường hợp đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế thì quyết định cưỡng chế được gửi bằng phương thức điện tử và cập nhật trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 125 của Luật này thì quyết định cưỡng chế phải được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi thực hiện.
3. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày ban hành quyết định; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định.
Như vậy, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có những nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Căn cứ ra quyết định;
- Người ra quyết định;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
- Lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
- Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
- Thời gian, địa điểm thực hiện;
- Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.