Vị trí lấy mẫu nước thải được xác định như thế nào? Không bố trí sàn thao tác bảo đảm an toàn tại vị trí lấy mẫu nước thải bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Vị trí lấy mẫu nước thải được xác định như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành? Hành vi không bố trí sàn thao tác bảo đảm an toàn tại vị trí lấy mẫu nước thải theo quy định thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Thời hiệu xử phạt đối với hành vi không bố trí sàn thao tác bảo đảm an toàn tại vị trí lấy mẫu nước thải theo quy định là bao lâu?

Vị trí lấy mẫu nước thải được xác định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 71/2023/TT-BCA thì vị trí lấy mẫu nước thải được xác định như sau:

- Điểm thu mẫu nước thải được chọn tại cửa xả nước thải ra môi trường sao cho tại đó có dòng chảy rối, dòng nước thải hòa trộn đều, dễ tiếp cận, bảo đảm an toàn cho người và thiết bị thu mẫu. Nếu vị trí dự kiến chọn làm điểm thu mẫu không bảo đảm an toàn thì phải loại bỏ và chọn vị trí khác sao cho bảo đảm an toàn.

- Sau khi xác định được điểm thu mẫu nước thải, phải xác định tọa độ địa lý của điểm thu mẫu. Trường hợp không thể xác định được tọa độ địa lý thì phải chọn vật chuẩn cố định để làm mốc mô tả vị trí điểm thu mẫu trong biên bản thu mẫu.

- Trường hợp cửa xả nước thải không có vị trí có dòng chảy rối thì chọn một trong hai cách sau để tạo dòng chảy rối:

+ Chọn ít nhất 3 vị trí trở lên theo mặt cắt ngang dòng nước thải, không được sát bờ dòng nước thải. Thực hiện kỹ thuật lấy mẫu tại các vị trí đã chọn với lượng gần bằng nhau trong khoảng thời gian không quá 15 phút, trộn đều cho đồng nhất mẫu;

+ Tạo vách ngăn hình chữ V hoặc hình chữ nhật để thu hẹp tiết diện dòng nước thải, chọn điểm lấy mẫu là vị trí ở phía sau phần thu hẹp, cách chỗ thu hẹp ít nhất một khoảng bằng 3 lần đường kính cửa xả thải.

Vị trí lấy mẫu nước thải được xác định như thế nào?

Vị trí lấy mẫu nước thải được xác định như thế nào? (Hình từ internet)

Hành vi không bố trí sàn thao tác bảo đảm an toàn tại vị trí lấy mẫu nước thải theo quy định thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quan trắc, giám sát môi trường như sau:

Vi phạm quy định về quan trắc, giám sát môi trường
...
5. Hành vi vi phạm về thực hiện quan trắc tự động, liên tục chất lượng nước, chất lượng không khí xung quanh và sử dụng kết quả quan trắc tự động để cung cấp, công bố thông tin cho cộng đồng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định về việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường trước khi công bố thông tin cho cộng đồng;
b) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các thiết bị quan trắc tự động, liên tục không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, không đảm bảo về vị trí lắp đặt, nhân lực quản lý vận hành đối với trạm quan trắc chất lượng nước, chất lượng không khí xung quanh theo quy định để quan trắc và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ yêu cầu về quản lý, vận hành trạm quan trắc chất lượng nước, chất lượng không khí xung quanh tự động, liên tục theo quy định và sử dụng kết quả quan trắc tự động để cung cấp, công bố thông tin cho cộng đồng;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi duy trì việc công bố thông tin về chất lượng môi trường từ các kết quả quan trắc tự động, liên tục mà thực tế không có thiết bị quan trắc hoặc thiết bị không hoạt động tại điểm quan trắc.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí sàn thao tác bảo đảm an toàn tại vị trí lấy mẫu nước thải, bụi, khí thải, lỗ lấy mẫu khí thải theo quy định;
...

Theo đó, hành không bố trí sàn thao tác bảo đảm an toàn tại vị trí lấy mẫu nước thải theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.

*Lưu ý: Mức phạt tiền được quy định ở trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).

Thời hiệu xử phạt đối với hành vi không bố trí sàn thao tác bảo đảm an toàn tại vị trí lấy mẫu nước thải theo quy định là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
...

Theo quy định trên thì thời hiệu xử phạt đối với hành vi không bố trí sàn thao tác bảo đảm an toàn tại vị trí lấy mẫu nước thải theo quy định là 02 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,274 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào