Vi khuẩn Salmonella là gì? Phương pháp phát hiện Salmonella spp. trong các mẫu nước cần có mấy bước liên tiếp?

Cho hỏi: Vi khuẩn Salmonella là gì? Phương pháp phát hiện Salmonella spp. trong các mẫu nước cần có mấy bước liên tiếp? Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất thông tin nào? - câu hỏi của anh K. (Thanh Hóa)

Vi khuẩn Salmonella là gì?

Vi khuẩn Salmonella được giải thích theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9717:2013 (ISO 19250:2010) về Chất lượng nước - Phát hiện Samonella spp như sau:

Vi khuẩn Salmonella là vi khuẩn phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, Salmonella thường được phân loại như là tác nhân gây bệnh, mặc dù độc tính và tác nhân gây bệnh của Salmonella có tính biến đổi rộng.

Vật chủ tự nhiên của Salmonella gồm con người, vật nuôi, gia súc, gia cầm và động vật hoang dã kể cả loài chim.

Con người và động vật có thể bài tiết vi khuẩn này khi mang bệnh hoặc có triệu chứng mang bệnh. Do đó không thể loại bỏ Salmonella khỏi môi trường. Khi nhiễm vào người, Salmonella có thể gây bệnh nguy hiểm.

Vì môi trường nước được công nhận là môi trường truyền nhiễm, cần phải kiểm soát sự có hoặc không có Salmonella trong môi trường nước nơi mà quan sát thấy nguy cơ của sự truyền nhiễm. Salmonella có thể có trong tất cả các loại nước thải nông nghiệp và nước thải sinh hoạt, nước sạch, kể cả nước uống và nước ngầm, cũng như nước biển.

Phát hiện Salmonella trong nước thường yêu cầu nồng độ theo bậc. Vì các tế bào Salmonella có thể xuất hiện với số lượng thấp và bị tổn thương trong môi trường nước, nên phát hiện Salmonella trong môi trường nước thường yêu cầu bước tăng sinh sơ bộ.

Vi khuẩn Salmonella

Vi khuẩn Salmonella là gì? Phương pháp phát hiện Salmonella spp. trong các mẫu nước cần có mấy bước liên tiếp? (Hình từ Internet)

Phương pháp phát hiện Salmonella spp. trong các mẫu nước cần có mấy bước liên tiếp?

Phương pháp phát hiện Salmonella spp. trong các mẫu nước cần có 04 bước liên tiếp theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9717:2013 (ISO 19250:2010) về Chất lượng nước - Phát hiện Samonella spp như sau:

4. Nguyên tắc
4.1. Khái quát
Phát hiện Salmonella cần có bốn bước liên tiếp (xem Phụ lục A).
Thông thường, cần phải tiến hành bước tăng sinh sơ bộ để phát hiện Salmonella có số lượng ít hoặc Salmonella bị tổn thương. Một số Salmonella và những loại Salmonella bị tổn thương có thể yêu cầu thời gian ủ thêm (4.3). Hơn nữa, Salmonella có thể xuất hiện với một số lượng nhỏ và thường kèm theo số lượng lớn hơn đáng kể của đại diện khác trong các họ vi khuẩn đường ruột hoặc họ khác. Do đó, tăng sinh có chọn lọc là cần thiết.
4.2. Tăng sinh sơ bộ trong môi trường lỏng không chọn lọc
Cấy đệm nước pepton (B.1) vào thể tích mẫu đã biết hoặc pha loãng, ở nhiệt độ môi trường xung quanh, sau đó ủ ở (36 ± 2) °C trong (18 ± 2) h. Các thể tích mẫu lớn hơn có thể được làm giàu sử dụng phương pháp lọc màng và màng lọc sau khi thêm đệm nước pepton.
CHÚ THÍCH: Đối với nước thải, các thời gian ủ ngắn hơn hoặc cấy mẫu trực tiếp vào môi trường chọn lọc (4.3) cho các kết quả tốt hơn.
Đối với phương pháp tiếp cận bán định lượng, phép thử MPN có thể được thực hiện sử dụng các thể tích mẫu thích hợp. Trong những trường hợp này, điều chỉnh thể tích của đệm nước pepton tương ứng.
4.3. Tăng sinh trong môi trường lỏng chọn lọc
Cấy dịch thu được ở 4.2 vào canh Rappaort-Vassiliadis với đậu tương (canh RVS) và canh Muller-Kauffmann tetrathionat-novobiocin (MKTTn).
Cấy canh RVS vào ở (41,5 ± 1) °C trong (24 ± 3) h và canh MKTTn ở (37 ± 1) °C trong (24 ± 3) h.
Để phát hiện Salmonella spp. phát triển chậm, ủ canh tăng sinh thêm (24 ± 3) h tới tổng số (48 ± 4) h ở (41,5 ± 1,0) °C.
CHÚ THÍCH: Salmonella Typhi và Salmonella Paratyphi A thường không quan trọng trong quan trắc chất lượng nước định kỳ, nhưng có thể có liên quan với các nghiên cứu dịch tễ. Canh MKTTn được sử dụng để tăng sinh bằng cách ủ ở (36 ± 2) °C trong (24 ± 3) h và thu hồi hầu hết các chủng của Salmonella, kể cả một số chủng Salmonella Paratyphi, nhưng không vì vậy mà có thể thu hồi chủng Salmonella Paratyphi C. Không sử dụng canh MKTTn nếu Salmonella Typhi bị nghi ngờ sau khi sử dụng canh selenit systin.
4.4. Đổ đĩa và nhận dạng
Cấy dịch tăng sinh thu được ở 4.3 vào hai môi trường đặc chọn lọc:
a) Thạch xylo lysin deoxycholat (thạch XLD);
b) Mọi môi trường chọn lọc đặc bất kỳ khác bổ sung vào thạch XLD và, nếu có thể áp dụng, thích hợp để phân lập các chủng Salmonella, Salmonella Typhi và Salmonella Paratyphi dương tính với lactoza - phòng thử nghiệm có thể chọn môi trường đó để sử dụng.
Ủ thạch XLD ở (36 ± 2) °C và kiểm tra sau (24 ± 3) h để kiểm tra sự xuất hiện của khuẩn lạc, các khuẩn lạc này được xem như Salmonella giả định, ủ thạch chọn lọc thứ hai theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
CHÚ THÍCH: Để tham khảo, thạch Brilliant xanh (BGA), thạch sunfit bismuth, v.v..., có thể được sử dụng làm môi trường đổ đĩa thứ hai.

Xem thêm Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9717:2013 (ISO 19250:2010) về Chất lượng nước - Phát hiện Samonella spp.

Báo cáo thử nghiệm phát hiện Salmonella phải bao gồm ít nhất thông tin nào?

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất thông tin được quy định tại Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9717:2013 (ISO 19250:2010) về Chất lượng nước - Phát hiện Samonella spp như sau:

10. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất thông tin sau:
a) Phương pháp thử sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Tất cả thông tin được yêu cầu để nhận dạng đầy đủ mẫu:
c) Kết quả, được biểu thị là Salmonella khẳng định hay giả định được phát hiện hoặc không được phát hiện trong phần mẫu thử V mL nước.
d) Nếu thực hiện quan trắc dịch tễ học, đặc tính kỹ thuật của số khuẩn Iạc được phân lập từ môi trường đặc chọn lọc (8.5.2) và các loại hoặc kiểu huyết thanh được quan sát (8.5.4);
e) Đối với phép thử MPN, ước lượng số Salmonella trên mỗi thể tích mẫu.
Vi khuẩn Salmonella
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 về quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi là giống gia cầm thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-26:2023 về chẩn đoán lâm sàng bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV ở cá thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-27:2023 về đặc điểm dịch tễ bệnh do vi rút Tilapia lake ở cá rô phi ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-29:2023 về giám sát ống kính VFD trong hệ thống báo cháy như thế nào?
Pháp luật
Thời gian chiếu sáng liên tục tối thiểu của đèn mỏ là mấy giờ? Ắc qui dùng cho đèn mỏ là loại ắc qui nào?
Pháp luật
TCVN 7161-1:2022 quy định thiết kế hệ thống cung cấp khí chữa cháy thế nào? Đặc tính kỹ thuật của thiết kế hệ thống khí chữa cháy ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 ISO 25649-1:2017 về van và bộ chuyển đổi van của thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên nước?
Pháp luật
Tham khảo 4 ví dụ về hệ thống ghi nhãn thép thanh vằn? Hướng dẫn ghi nhãn thép thanh vằn? Ký hiệu quy ước?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-53:2022 về xác định vi khuẩn ORT bằng phương pháp reatime PCR như thế nào?
Pháp luật
Kè mỏ hàn là gì? Hướng dẫn xác định chiều sâu đóng cọc (T) khi thiết kế mỏ hàn cọc? Tham khảo một số thông số thiết kế mỏ hàn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi khuẩn Salmonella
3,474 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi khuẩn Salmonella Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vi khuẩn Salmonella Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào