Văn phòng Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có chức năng là gì? Văn phòng Ủy ban kiểm tra gồm những ai?
Văn phòng Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có chức năng là gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1322-QĐ/TLĐ năm 2002 quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Văn phòng Uỷ ban kiểm tra.
1- Chức năng;
Văn phòng UBKT có chức năng giúp Uỷ ban kiểm tra TLĐ hoạt động theo Điều lệ CĐVN và quy chế hoạt động của UBKT - TLĐ do Ban chấp hành TLĐ thông qua. Chủ trì phối hợp các ban của TLĐ và cùng các cơ quan liên quan giải quyết đơn thư khiếu tố của CNVCLĐ. Theo dõi, hướng dẫn việc giải quyết đơn thư khiếu tố của các cấp Công đoàn.
...
Căn cứ quy định trên Văn phòng Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có các chức năng:
- Giúp Uỷ ban kiểm tra Tổng Liên đoàn hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam và quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm tra - Tổng Liên đoàn do Ban chấp hành Tổng Liên đoàn thông qua.
- Chủ trì phối hợp các ban của Tổng Liên đoàn và cùng các cơ quan liên quan giải quyết đơn thư khiếu tố của công nhân, viên chức, lao động.
- Theo dõi, hướng dẫn việc giải quyết đơn thư khiếu tố của các cấp Công đoàn.
Thành phần Văn phòng Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam gồm những ai?
Theo khoản 2 Điều 10 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1322-QĐ/TLĐ năm 2002 quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Văn phòng Uỷ ban kiểm tra.
...
2- Cơ cấu tổ chức;
- Cơ cấu tổ chức văn phòng UBKT có các bộ phận. Có Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm.
Căn cứ trên quy định thành phần Văn phòng Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam gồm:
- Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn;
- Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn.
Văn phòng Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (Hình từ Internet)
Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào?
Theo Điều 30 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp
1. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đối với tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
2. Kiểm tra, giám sát và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.
3. Kiểm tra, giám sát việc thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.
4. Giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành, cán bộ công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các quy định, quy chế của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước.
5. Tham mưu, xử lý kỷ luật tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi có vi phạm theo quy định.
6. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, người lao động theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn đối với ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ bao gồm:
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đối với tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
- Kiểm tra, giám sát và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.
- Kiểm tra, giám sát việc thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.
- Giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành, cán bộ công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các quy định, quy chế của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước.
- Tham mưu, xử lý kỷ luật tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi có vi phạm theo quy định.
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn đối với ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.