Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo về hoạt động của văn phòng đại diện trong thời gian nào?
- Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo về hoạt động của văn phòng đại diện trong thời gian nào?
- Tên của văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam phải được đặt theo trật tự nào?
- Nhà nước có khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn không?
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo về hoạt động của văn phòng đại diện trong thời gian nào?
Căn cứ tại Điều 52 Nghị định 86/2018/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1. Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có chức năng đại diện cho tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện chức năng liên lạc, thúc đẩy hợp tác của tổ chức, cơ sở giáo dục mà văn phòng là đại diện với cơ sở giáo dục Việt Nam thông qua việc xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục;
b) Tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, trao đổi thông tin, hội thảo, triển lãm trong lĩnh vực giáo dục nhằm giới thiệu về tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài mà văn phòng là đại diện;
c) Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục đã ký kết với các cơ sở giáo dục Việt Nam;
d) Không được thực hiện hoạt động giáo dục sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam và không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, báo cáo chi tiết bằng văn bản cho sở giáo dục và đào tạo nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở và Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động của văn phòng đại diện, đồng thời có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu và những vấn đề liên quan khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Như vậy, định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo chi tiết bằng văn bản cho sở giáo dục và đào tạo nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở và Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động của văn phòng đại diện.
Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản.
Đồng thời, văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu và những vấn đề liên quan khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo về hoạt động của văn phòng đại diện trong thời gian nào? (Hình từ Internet)
Tên của văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam phải được đặt theo trật tự nào?
Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 86/2018/NĐ-CP về đặt tên văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài:
Theo đó, tên của văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự:
“Văn phòng đại diện”, “Tên của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài” và “tại Việt Nam.”
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 53 Nghị định 86/2018/NĐ-CP về điều kiện cho phép tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam như sau:
- Có tư cách pháp nhân.
- Có thời gian hoạt động giáo dục ít nhất là 05 năm ở nước sở tại; đã được kiểm định chất lượng giáo dục hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng giáo dục.
- Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng.
- Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện hợp pháp và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
Nhà nước có khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn không?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 về chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học:
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học
1. Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
2. Phân bổ ngân sách và nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác.
Ưu tiên, ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và chính sách khác để phát triển giáo dục đại học.
3. Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
Khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.
4. Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục; ưu tiên cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh viên.
Như vậy, Nhà nước khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.