Trường hợp đấu giá đã được công nhận, nếu người mua hàng từ chối mua hàng thì có phải chịu trách nhiệm và chi phí gì không?
Nguyên tắc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 02/2022/TT-BTP quy định về nguyên tắc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản như sau:
"Điều 2. Nguyên tắc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
1. Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm theo đúng tiêu chí quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản, Điều 3 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bảo đảm tính chính xác, độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
3. Tổ chức đấu giá tài sản tự chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của các thông tin trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn và phải chịu hậu quả bất lợi do kê khai không đầy đủ, không chính xác thông tin quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này."
Đấu giá tài sản (Hình từ Internet)
Nội dung tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bao gồm gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BTP quy định về nội dung tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản như sau:
"Điều 3. Nội dung tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
1. Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá.
2. Nhóm tiêu chí về phương án đấu giá khả thi, hiệu quả.
3. Nhóm tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản.
4. Nhóm tiêu chí về thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp.
5. Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố.
6. Nhóm tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định."
Trường hợp đấu giá đã được công nhận, nếu người mua hàng từ chối mua hàng thì có phải chịu trách nhiệm và chi phí gì không?
Căn cứ khoản 8 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016 định nghĩa về người trúng đấu giá tài sản như sau:
"Điều 5. Giải thích từ ngữ
8. Người trúng đấu giá là cá nhân, tổ chức trả giá cao nhất so với giá khởi điểm hoặc bằng giá khởi điểm trong trường hợp không có người trả giá cao hơn giá khởi điểm khi đấu giá theo phương thức trả giá lên; cá nhân, tổ chức chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống."
Căn cứ Điều 34 Luật Đấu giá tài sản quy định về quy chế cuộc đấu giá:
"Điều 34. Quy chế cuộc đấu giá
1. Tổ chức đấu giá tài sản ban hành Quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá trước ngày niêm yết việc đấu giá tài sản.
2. Quy chế cuộc đấu giá bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;
b) Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá;
c) Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá;
d) Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm;
đ) Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước;
e) Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá;
g) Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá;
h) Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá;
i) Các trường hợp bị truất quyền tham gia đấu giá; các trường hợp không được nhận lại tiền đặt trước.
3. Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá."
Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước:
"Điều 39. Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước
5. Trường hợp trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tiền đặt cọc thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp sau đây:
a) Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá, buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng;
b) Bị truất quyền tham gia đấu giá do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này;
c) Từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;
d) Rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
đ) Từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này.
7. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, tổ chức đấu giá tài sản không được quy định thêm các trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong Quy chế cuộc đấu giá.
8. Tiền đặt trước quy định tại khoản 6 Điều này thuộc về người có tài sản đấu giá. Trong trường hợp người có tài sản đấu giá là cơ quan nhà nước thì tiền đặt trước được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản."
Như vậy, nếu bạn là người trúng đấu giá tài sản nhưng lại từ chối kết quá trúng đấu giá tài sản thì bạn sẽ không được nhận lại tiền đặt trước.
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.