Trường hợp cần xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý tại địa phương khác thì có thể kéo dài thời hạn trả lời yêu cầu trong bao nhiêu ngày?
- Có thể gửi đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý thông qua email của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hay không?
- Trường hợp cần xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý tại địa phương khác thì có thể kéo dài thời hạn trả lời yêu cầu trong bao nhiêu ngày?
- Khi cần xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể yêu cầu Trung tâm khác phối hợp xác minh hay không?
Có thể gửi đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý thông qua email của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hay không?
Căn cứ Điều 29 Luật Trợ giúp lý 2017 quy định về yêu cầu trợ giúp pháp lý như sau:
Yêu cầu trợ giúp pháp lý
1. Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có:
a) Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
b) Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
c) Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:
a) Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn;
b) Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
c) Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Theo đó, có thể gửi yêu cầu trợ giúp pháp lý thông qua mail của Trung tâm trợ giúp pháp lý (nếu có).
Khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp cần xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý tại địa phương khác thì có thể kéo dài thời hạn trả lời yêu cầu trong bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Trường hợp cần xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý tại địa phương khác thì có thể kéo dài thời hạn trả lời yêu cầu trong bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 32 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về việc tư vấn pháp luật như sau:
Tư vấn pháp luật
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý là vướng mắc pháp luật đơn giản thì người tiếp nhận hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật ngay cho người được trợ giúp pháp lý.
Theo quy định thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý.
Tuy nhiên, nếu cần xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý tại địa phương khác thì người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể kéo dài thời hạn trả lời yêu cầu nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý.
Khi cần xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể yêu cầu Trung tâm khác phối hợp xác minh hay không?
Căn cứ Điều 34 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về việc phối hợp xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:
Phối hợp xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Trường hợp cần xác minh các tình tiết, sự kiện có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý ở địa phương khác thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thụ lý vụ việc yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nơi cần xác minh phối hợp thực hiện. Yêu cầu xác minh phải bằng văn bản, nêu rõ nội dung cần xác minh và thời hạn trả lời.
2. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được yêu cầu xác minh có trách nhiệm thực hiện xác minh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu và gửi kết quả bằng văn bản kèm theo giấy tờ, tài liệu có liên quan cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý yêu cầu; trường hợp không thể xác minh được nội dung theo yêu cầu thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Văn bản yêu cầu xác minh, văn bản thông báo kết quả thực hiện và giấy tờ, tài liệu có liên quan phải được lưu trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
Theo đó, trường hợp cần xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý ở địa phương khác thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã tiếp nhận vụ việc có thể yêu cầu Trung tâm ở địa phương khác phối hợp để xác minh vụ việc.
Việc yêu cầu xác minh phải bằng văn bản, nêu rõ nội dung cần xác minh và thời hạn trả lời.
Trung tâm pháp lý nhà nước nhận được yêu cầu xác minh có trách nhiệm thực hiện xác minh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu và gửi kết quả bằng văn bản kèm theo giấy tờ, tài liệu có liên quan cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý yêu cầu.
Trong trường hợp không thể xác minh được nội dung theo yêu cầu thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.