Trục xuất là hình thức xử phạt chính hay hình thức xử phạt bổ sung trong vi phạm hành chính? Không áp dụng hình thức xử phạt chính có được áp dụng hình thức phạt bổ sung không?
Trục xuất là hình thức xử phạt chính hay hình thức xử phạt bổ sung trong vi phạm hành chính?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
"Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính."
Theo đó các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Cảnh cáo, Phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Đối với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
Như vậy theo quy định trên trục xuất có thể là được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
Không áp dụng hình thức xử phạt chính có được áp dụng hình thức phạt bổ sung không?
Theo quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì:
“Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”.
35. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 71 như sau:
“2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thi hành.
3. Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành, trừ trường hợp tang vật là động vật, thực vật sống, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật và một số loại tài sản khác do Chính phủ quy định.
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải trả chi phí chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.”
Theo quy định trên thì thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Như vậy, khi hết thời hiệu ra quyết định định xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khác phục hậu quả, quyết định tịch thu vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Lưu ý rằng: Theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
"Điều 21. Vi phạm về thủ tục đầu tư ra nước ngoài
...
3. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.”
Theo đó hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Trường hợp không có hình phạt chính thì không được áp dụng hình phạt bổ sung. Như vậy trường hợp đã hết thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chỉ có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như phân tích ở trên.
Trục xuất
Xử phạt trục xuất đối với trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 27 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
"Điều 27. Trục xuất
1. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất."
Đồng thời tại Điều 5 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định:
"Điều 5. Đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính."
Như vậy theo quy định trên hình thức xử phạt trục xuất áp dụng đối tượng cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.