Trong việc thẩm định chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm như thế nào?
Trong việc thẩm định chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo và tạo điều kiện để các trường trực thuộc thực hiện đúng các quy định trong việc xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp.
2. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng chương trình đào tạo vào kế hoạch giảng dạy, học tập tại các trường, việc cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thị trường lao động của Bộ, ngành, địa phương.
Theo đó, trong việc thẩm định chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo và tạo điều kiện để các trường trực thuộc thực hiện đúng các quy định trong việc xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp trong giáo dục nghề nghiệp.
Kiểm tra, giám sát việc sử dụng chương trình đào tạo vào kế hoạch giảng dạy, học tập tại các trường, việc cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thị trường lao động của Bộ, ngành, địa phương.
Thẩm định chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề theo quy trình bao gồm mấy bước?
Tại Điều 7 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Quy trình thẩm định chương trình đào tạo
1. Thành lập Hội đồng thẩm định.
Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá dự thảo chương trình đào tạo.
2. Tổ chức thẩm định.
Ban Chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo có trách nhiệm báo cáo kết quả biên soạn chương trình để Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá về dự thảo chương trình đào tạo.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng của chương trình đào tạo đã được đánh giá.
3. Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định chương trình đào tạo để Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định ban hành.
Theo đó, quy trình thẩm định chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề như sau:
Bước 1: Thành lập Hội đồng thẩm định.
Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá dự thảo chương trình đào tạo.
Bước 2: Tổ chức thẩm định.
Ban Chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo có trách nhiệm báo cáo kết quả biên soạn chương trình để Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá về dự thảo chương trình đào tạo.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng của chương trình đào tạo đã được đánh giá.
Bước 3: Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định chương trình đào tạo để Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định ban hành.
Chương trình đào tạo (Hình từ Internet)
Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề có ít nhất bao nhiêu người?
Tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo
...
4. Hội đồng thẩm định có ít nhất 7 người gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thư ký và các thành viên; trong đó có ít nhất 02 ủy viên phản biện thuộc một cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác và đại diện cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
5. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề cần thẩm định.
c) Khuyến khích các trường mời giáo viên, giảng viên có uy tín của các cơ sở đào tạo nước ngoài tham gia Hội đồng thẩm định.
Theo đó, Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề có ít nhất 7 người gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thư ký và các thành viên; trong đó có ít nhất 02 ủy viên phản biện thuộc một cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác và đại diện cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.