Trong một đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn không?
- Trong một đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn không?
- Tổ chức đầu tư kinh phí cho tác giả có được quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp không?
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải được dịch sang tiếng Việt trong trường hợp nào?
Trong một đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn không?
Căn cứ Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Nguyên tắc ưu tiên
1. Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
Theo đó, trong một đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp người nộp đơn được quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
Kiểu dáng công nghiệp (hình từ Internet)
Tổ chức đầu tư kinh phí cho tác giả có được quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp không?
Căn cứ Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:
Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86a của Luật này.
2. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Theo đó, tổ chức đầu tư kinh phí cho tác giả có được quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Tổ chức đầu tư kinh phí cho tác giả hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích và không có thỏa thuận khác.
- Tổ chức đầu tư kinh phí cho tác giả có được quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải được dịch sang tiếng Việt trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Đơn đăng ký bảo hộ
1. Đơn đăng ký bảo hộ gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký và cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng yêu cầu:
a) Giấy uỷ quyền;
b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên của đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng gồm:
a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn;
b) Giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
4. Mỗi đơn chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng.
Theo quy định này, tài liệu chứng minh quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải được dịch sang tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.