Trình tự thử thủy lực bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng được tiến hành như thế nào? Kết quả thử thủy lực bồn chứa đạt yêu cầu khi nào?
- Khi kiểm tra, thử nghiệm bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng có các cách kiểm tra, thử nghiệm nào?
- Thử thủy lực bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng được tiến hành khi nào?
- Trình tự thử thủy lực bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng được tiến hành như thế nào?
- Kết quả thử thủy lực bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng đạt yêu cầu khi nào?
Khi kiểm tra, thử nghiệm bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng có các cách kiểm tra, thử nghiệm nào?
Bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng, gọi tắt là bồn chứa LPG là bồn dùng để chứa khí dầu mỏ hóa lỏng có dung tích bằng hoặc lớn hơn 0,15 m3.
Căn cứ theo tiết 11.1 tiểu mục 11 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCT Quy định về kiểm tra, thử nghiệm bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng như sau:
Quy định về kỹ thuật
...
11. Quy định về kiểm tra, thử nghiệm
11.1. Các kiểm tra, thử nghiệm đối với bồn chứa LPG:
- Thử thủy lực.
- Thử kín.
- Đo chiều dày bằng siêu âm (UT).
- Chụp ảnh bức xạ (RT) hoặc các phương pháp tương đương.
- Kiểm tra từ (MT).
- Đo chiều dày lớp sơn.
...
Theo đó, các kiểm tra, thử nghiệm đối với bồn chứa LPG gồm:
- Thử thủy lực.
- Thử kín.
- Đo chiều dày bằng siêu âm (UT).
- Chụp ảnh bức xạ (RT) hoặc các phương pháp tương đương.
- Kiểm tra từ (MT).
- Đo chiều dày lớp sơn.
Bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (hình từ Internet)
Thử thủy lực bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng được tiến hành khi nào?
Căn cứ theo tiết 11.2 tiểu mục 11 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCT Quy định về kiểm tra, thử nghiệm bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng như sau:
Quy định về kỹ thuật
...
11. Quy định về kiểm tra, thử nghiệm
...
11.2. Thử thủy lực:
11.2.1. Thử thủy lực bồn chỉ được tiến hành khi các công việc lắp đặt, sửa chữa đã hoàn chỉnh, các bước kiểm tra khám xét đã đạt yêu cầu, bồn đủ điều kiện để nghiệm thử.
Bồn chứa LPG được miễn thử thủy lực khi kiểm định lần đầu nếu thời gian thử xuất xưởng không quá 18 tháng, được bảo quản tốt, trong quá trình vận chuyển, lắp đặt không có biểu hiện bị va đập, biến dạng. Biên bản kiểm định phải ghi rõ lý do và đính kèm các biên bản thử xuất xưởng của cơ sở chế tạo, biên bản nghiệm thu lắp đặt (nếu có).
11.2.2. Bồn chứa được thử thủy lực với áp suất thử tối thiểu bằng 1,5 lần áp suất thiết kế.
11.2.3. Môi chất thử là nước có nhiệt độ thấp hơn 50°C và không thấp hơn nhiệt độ môi trường quá 5°C.
11.2.4. Thời gian duy trì ở áp suất thử thủy lực là 5 phút. Trường hợp nhà chế tạo quy định thời gian thử thủy lực cao hơn, thực hiện theo quy định của nhà chế tạo.
...
Theo quy định trên, thử thủy lực bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng chỉ được tiến hành khi các công việc lắp đặt, sửa chữa đã hoàn chỉnh, các bước kiểm tra khám xét đã đạt yêu cầu, bồn đủ điều kiện để nghiệm thử.
Bồn chứa LPG được miễn thử thủy lực khi kiểm định lần đầu nếu thời gian thử xuất xưởng không quá 18 tháng, được bảo quản tốt, trong quá trình vận chuyển, lắp đặt không có biểu hiện bị va đập, biến dạng. Biên bản kiểm định phải ghi rõ lý do và đính kèm các biên bản thử xuất xưởng của cơ sở chế tạo, biên bản nghiệm thu lắp đặt (nếu có).
Trình tự thử thủy lực bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng được tiến hành như thế nào?
Căn cứ theo tiết 11.2 tiểu mục 11 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCT quy định về kiểm tra, thử nghiệm bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng với cách thử thủy lực bồn chứa.
Theo đó, trình tự thử thủy lực bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng được tiến hành như sau:
- Nạp môi chất thử: Nạp đầy môi chất thử vào bồn (lưu ý việc xả khí khi thử bằng chất lỏng).
Khi nạp môi chất thử vào bồn đặt nổi phải kết hợp theo dõi hiện tượng lún của các bệ đỡ để kịp thời phát hiện nếu độ lún lớn hơn quy định phải dừng việc nạp chất lỏng vào bồn.
- Tăng áp suất lên đến áp suất thử (lưu ý tăng từ từ để tránh hiện tượng dãn nở đột ngột làm hỏng bồn và nghiêm cấm việc gõ búa khi ở áp suất thử). Theo dõi, phát hiện các hiện tượng bất thường trong quá trình thử.
- Duy trì áp suất thử theo quy định.
- Giảm áp suất từ từ về áp suất làm việc, giữ nguyên áp suất này trong suốt quá trình kiểm tra. Sau đó giảm áp suất về (0); khắc phục các tồn tại (nếu có) và kiểm tra lại kết quả đã khắc phục được.
Trường hợp không có điều kiện thử bằng nước do ứng suất trên bệ móng, trên sàn gác hoặc khó xả môi chất lỏng, do yêu cầu công nghệ cho phép thử bền bằng khí.
Việc thử nghiệm áp suất bằng chất khí chỉ cho phép khi kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong đạt yêu cầu và phải tính toán kiểm tra bền trên cơ sở dữ liệu đo đạc trực tiếp trên bồn.
Khi thử nghiệm bằng khí, phải lên phương án cụ thể, có giải pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thử nghiệm.
- Kiểm tra độ kín bằng dung dịch xà phòng hoặc bằng các biện pháp khác. Nghiêm cấm gõ búa lên thành bồn trong khi thử bằng áp lực khí.
- Quan trắc chuyển vị của móng, bồn chứa LPG trong quá trình thử nghiệm.
Kết quả thử thủy lực bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng đạt yêu cầu khi nào?
Căn cứ theo tiết 11.2 tiểu mục 11 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCT Quy định về kiểm tra, thử nghiệm bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng như sau:
Quy định về kỹ thuật
...
11. Quy định về kiểm tra, thử nghiệm
...
11.2. Thử thủy lực:
...
11.2.6. Kết quả thử thủy lực đạt yêu cầu khi:
- Không có hiện tượng rạn nứt.
- Không tìm ra bọt khí, bụi nước, rỉ nước qua các mối hàn, mối nối.
- Không phát hiện có biến dạng.
- Chuyển vị của móng bồn, bồn chứa LPG không vượt quá quy định của nhà thiết kế bồn chứa.
Như vậy, kết quả thử thủy lực bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng đạt yêu cầu khi:
- Không có hiện tượng rạn nứt.
- Không tìm ra bọt khí, bụi nước, rỉ nước qua các mối hàn, mối nối.
- Không phát hiện có biến dạng.
- Chuyển vị của móng bồn, bồn chứa LPG không vượt quá quy định của nhà thiết kế bồn chứa.
Lưu ý, Quy chuẩn này không áp dụng cho
- Bồn chứa LPG dưới dạng lạnh.
- Bồn chứa LPG trên phương tiện vận chuyển.
- Bồn chứa LPG trong quá trình chưng cất, tách khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.