Triệu chứng lâm sàng bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ của động vật có biểu hiện gì? Lấy mẫu huyết thanh bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ của động vật được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi triệu chứng lâm sàng bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ của động vật có biểu hiện gì? Tôi thắc mắc lấy mẫu huyết thanh bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ của động vật được thực hiện như thế nào? Phát hiện kháng thể kháng vi rút dịch tả loài nhai lại nhỏ của bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ của động vật được quy định ra sao? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi Quỳnh Đăng đến từ Bến Tre.

Triệu chứng lâm sàng bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ của động vật có biểu hiện gì?

Căn cứ tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-42:2019 quy định triệu chứng lâm sàng của bệnh động vật là bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ như sau:

Chẩn đoán lâm sàng.
...
6.2 Triệu chứng lâm sàng
- Thời kỳ ủ bệnh thường từ 4-6 ngày, đôi khi kéo dài khoảng 3-10 ngày. Trong trường hợp cấp tính, con vật sốt cao lên tới 41 °C, kéo dài 3-5 ngày đi kèm với các biểu hiện: ủ rũ, kém ăn, giảm vận động, miệng khô, mắt mũi kết dử. Xoang miệng có những vết lờ loét, tăng tiết nước bọt, xuất hiện cả mảng fibrin trên lưỡi. Trong giai đoạn sau của bệnh, con vật bị viêm phổi, ho dữ dội và thở thể bụng, tiêu chảy mất nước trầm trọng, con vật giảm cân dần và trường hợp nặng dẫn đến tử vong. Động vật mang thai có thể bị sảy thai.
...

Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc triệu chứng lâm sàng bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ của động vật thì thời kỳ ủ bệnh thường từ 4-6 ngày, đôi khi kéo dài khoảng 3-10 ngày.

Trong trường hợp cấp tính, con vật sốt cao lên tới 41 °C, kéo dài 3-5 ngày đi kèm với các biểu hiện: ủ rũ, kém ăn, giảm vận động, miệng khô, mắt mũi kết dử. Xoang miệng có những vết lờ loét, tăng tiết nước bọt, xuất hiện cả mảng fibrin trên lưỡi.

Trong giai đoạn sau của bệnh, con vật bị viêm phổi, ho dữ dội và thở thể bụng, tiêu chảy mất nước trầm trọng, con vật giảm cân dần và trường hợp nặng dẫn đến tử vong. Động vật mang thai có thể bị sảy thai.

Dịch tả loại nhai nhỏ

Dịch tả loại nhai nhỏ (Hình từ Internet)

Lấy mẫu huyết thanh bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ của động vật được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tiết 7.1.3 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-42:2019 quy định như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
7.1 Lấy mẫu và bảo quản mẫu
7.1.1 Mẫu dịch tiết: đối với con vật sống nghi mắc bệnh có thể dùng tăm bông vô trùng (4.1.3) thấm dịch tiết từ mắt, xoang mũi, các biểu mô bị tổn thương trong xoang miệng đặt vào ống chứa dung dịch PBS có bổ sung kháng sinh (xem A.1, phụ lục A). Ghi đầy đủ thông tin của mẫu và ký hiệu mẫu trên thành ống.
7.1.2 Mẫu máu chống đông: dùng kim tiêm 22G vô trùng (4.1.4) lấy khoảng 5 ml máu của động vật đang sốt nghi mắc bệnh cho vào ống nghiệm có chất chống đông, lắc nhẹ.
7.1.3 Mẫu huyết thanh: dùng xy lanh vô trùng với kim tiêm 22G vô trùng (4.1.4) lấy khoảng 5 ml máu từ tĩnh mạch cổ động vật. Sau khi lấy, rút pittong lùi ra để tạo khoảng trống, ghi ký hiệu mẫu trên cả pit tông và thành ống nghiệm rồi đặt nằm nghiêng 45° trong hộp đựng mẫu, để đông máu trong 1 h đến 2 h ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
7.1.4 Mẫu mô:
- Động vật mới chết, mổ khám theo TCVN 8402 : 2010.
- Tiến hành lấy các mẫu mô trong quá trình mổ khám, lấy khoảng 5 g đến 10 g hạch lâm ba, hạch phổi, hạch màng treo ruột, lách, mô phổi và màng niêm mạc ruột tại phần hồi, manh tràng.
...

Theo đó, mẫu huyết thanh: dùng xy lanh vô trùng với kim tiêm 22G vô trùng (4.1.4) lấy khoảng 5 ml máu từ tĩnh mạch cổ động vật.

Sau khi lấy, rút pittong lùi ra để tạo khoảng trống, ghi ký hiệu mẫu trên cả pit tông và thành ống nghiệm rồi đặt nằm nghiêng 45° trong hộp đựng mẫu, để đông máu trong 1h đến 2h ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

Phát hiện kháng thể kháng vi rút dịch tả loài nhai lại nhỏ của bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ của động vật được quy định ra sao?

Căn cứ tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-42:2019 quy định như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
7.4 Phát hiện kháng thể kháng vi rút dịch tả loài nhai lại nhỏ
...
7.4.2 Phát hiện và định lượng kháng thể bằng phản ứng trung hòa vi rút
7.4.2.1 Các bước tiến hành.
- Chuẩn bị dung dịch tế bào CV1/SLAM có chứa 6.105 tế bào/ml (theo phụ lục D).
- Cách xác định liều TCID50 của vi rút PPR (theo phụ lục E), pha dung dịch vi rút thành các nồng độ 1000 TCID50/ml, 100 TCID50/ml, 10 TCID50/ml, 1 TCID50/ml và 0.1 TCID50/ml.
- Pha loãng huyết thanh cần kiểm tra theo tỷ lệ 1/5, sau đó tiếp tục pha loãng 1/2 với môi trường nuôi cấy tế bào. Cần đánh dấu vị trí dùng cho đối chứng dương, đối chứng âm và mẫu kiểm tra trên đĩa phản ứng, để tránh nhầm lẫn.
- Hút 100 ul dung dịch chứa vi rút PPR tại nồng độ 1000 TCID50/ml và 100 ul huyết thanh đã pha loãng vào các giếng trên đĩa nuôi cấy tế bào 96 giếng (5.4.4)
- Đối chứng dương: hút 100ul dịch vi rút tại các nồng độ 100 TCID50/ml, 10 TCID50/ml, 1 TCID50/ml, 0.1 TCID50/ml - mỗi nồng độ 6 giếng. Bổ sung 100 ul dung dịch nuôi cấy tế bào vào các giếng đối chứng.
- Đối chứng âm: hút 200 ul dung dịch nuôi cấy tế bào vào 6 giếng.
- Ủ đĩa ở 37°C trong 1 h.
- Thêm 50 ul dung dịch tế bào CV1/SLAM chứa 6.105 tế bào/ml vào mỗi giếng, vỗ nhẹ đĩa và đậy nắp. Ủ đĩa ở 37°C trong điều kiện có CO2 (5.4.2). Đọc kết quả sau 1 tuần - 2 tuần.
7.4.2.2 Đọc kết quả.
- Phản ứng được công nhận khi 100 % các giếng đối chứng dương ở các nồng độ 100 TCID50/ml, 10 TCID50/ml đều có bệnh tích tế bào, 50 % các giếng ở nồng độ 1 TCID50/ml có bệnh tích tế bào, và không quan sát được bệnh tích tế bào ở các giếng có nồng độ 0.1 TCID50/ml.
- Khi quan sát mà không phát hiện thấy CPE trong các giếng, điều đó chứng tỏ trong huyết thanh có kháng thể PPR, kháng thể này đã trung hòa virút nên không có CPE. Ngược lại, nếu phát hiện thấy CPE, chứng tỏ trong huyết thanh kiểm tra không có kháng thể PPR, vi rút không bị trung hòa đã gây nên các tổn thương CPE.
- Hiệu giá kháng thể được xác định là độ pha loãng cuối cùng mà ở đó xảy ra 50 % hiện tượng trung hòa vi rút. Mẫu có hiệu giá > 1/10 được coi là dương tính.
...

Như vậy, phát hiện kháng thể kháng vi rút dịch tả loài nhai lại nhỏ của bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ của động vật được quy định như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,399 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào