Trị giá hải quan hàng xuất khẩu là gì? Hướng dẫn xác định giá bán hàng xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất?
Trị giá hải quan hàng xuất khẩu là gì?
Trị giá hải quan hàng xuất khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) như sau:
Nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan
1. Trị giá hải quan hàng xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế, được xác định theo trình tự các phương pháp sau:
a) Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất bao gồm giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phù hợp với chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa;
b) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trên cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;
c) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;
d) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất.
Theo đó, trị giá hải quan hàng xuất khẩu được hiểu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế, được xác định theo trình tự các phương pháp sau:
- Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất bao gồm giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phù hợp với chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa;
- Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trên cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;
- Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;
- Giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất.
Cũng theo quy định này thì cửa khẩu xuất được xác định như sau:
- Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, cửa khẩu xuất là cảng xếp hàng, nơi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải ghi trên tờ khai hải quan.
- Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu xuất là địa điểm xếp hàng tại cửa khẩu đường sắt liên vận quốc tế ghi trên tờ khai hải quan.
- Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, cửa khẩu xuất là cửa khẩu biên giới nơi xuất khẩu hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các chứng từ khác có liên quan.
Trị giá hải quan hàng xuất khẩu là gì? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách xác định giá bán hàng xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) việc xác định giá bán hàng xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất được thực hiện theo hướng dẫn như sau:
(1) Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.
(2) Cách thức xác định:
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được giao tại cửa khẩu xuất: giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không được giao tại cửa khẩu xuất:
+ Nếu địa điểm giao hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, trừ phí bảo hiểm quốc tế (I, nếu có), phí vận tải quốc tế (F) từ cửa khẩu xuất đến địa điểm giao hàng;
+ Nếu địa điểm giao hàng ở trong nội địa Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, cộng thêm các chi phí sau đây:
++ Phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất, bao gồm cả chi phí thu gom hàng hóa, thuê kho, bãi, bốc, dỡ, xếp hàng lên, xuống phương tiện vận tải cho đến cửa khẩu xuất;
++ Phí bảo hiểm của hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có);
++ Chi phí khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phát sinh từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có).
Chứng từ, tài liệu nào được dùng để xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu theo phương pháp giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) quy định, chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu theo phương pháp giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại;
- Chứng từ, tài liệu liên quan đến các chi phí của hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất (nếu có);
- Chứng từ, tài liệu khác liên quan đến giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.