Trên thị trường hiện nay có bao nhiêu đầu báo cháy tự động? Muốn mua đầu báo cháy để lắp đặt và sử dụng thì cần lưu ý những điều gì?
Đầu báo cháy tự động có bao nhiêu loại?
Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5738:2021 quy định như sau:
"3.2
Đầu báo cháy tự động (Automatic fire detector)
Thiết bị tự động nhạy cảm với các hiện tượng kèm theo sự cháy (sự tăng nhiệt độ, toả khói, phát sáng) và truyền tín hiệu thích hợp đến trung tâm báo cháy.
3.2.1
Đầu báo cháy kiểu điểm (Point detector)
Đầu báo cháy đặt trực tiếp trong khu vực được bảo vệ nhạy cảm với sự tác động của môi trường theo đặc tính của từng loại đầu báo.
3.2.2
Đầu báo cháy nhiệt (Heat detector)
Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự gia tăng nhiệt độ của môi trường nơi lắp đặt đầu báo cháy.
3.2.2.1
Đầu báo cháy nhiệt cố định (Fixed temperature heat detector)
Đầu báo cháy nhiệt, tác động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy đạt đến giá trị xác định trước.
3.2.2.2
Đầu báo cháy nhiệt gia tăng (Rate of rise heat detector)
Đầu báo cháy nhiệt, tác động khi tốc độ gia tăng nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy đạt đến giá trị xác định.
3.2.2.3
Cáp báo cháy nhiệt kiểu dây (Line type heat detector)
Cáp báo cháy nhiệt có cấu tạo dưới dạng dây được sử dụng báo cháy trên toàn bộ chiều dài tuyến cáp.
3.2.3
Đầu báo cháy khói (Smoke detector)
Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với tác động của các hạt rắn hoặc lỏng sinh ra từ quá trình cháy và / hoặc quá trình phân hủy do nhiệt gọi là khói.
3.2.3.1
Đầu báo cháy khói ion hóa (Lonization smoke detector)
Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sản phẩm được sinh ra khi cháy có khả năng tác động tới các dòng ion hoá bên trong đầu báo cháy.
3.2.3.2
Đầu báo cháy khói quang điện (Photoelectric smoke detector)
Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sản phẩm được sinh ra khi cháy có khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ bức xạ hay tán xạ trong vùng hồng ngoại và / hoặc vùng cực tím nhìn thấy được của phổ điện từ.
3.2.3.3
Đầu báo cháy khói quang học (Optical smoke detector)
Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sản phẩm được sinh ra khi cháy có khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ bức xạ hay tán xạ trong vùng hồng ngoại và / hoặc vùng cực tím nhìn thấy được của phổ điện từ.
3.2.3.4
Đầu báo cháy khói tia chiếu (Projected beam type smoke detector)
Đầu báo cháy khói có hai bộ phận gồm đầu phát tia sáng và đầu thu tia sáng hoặc đầu phát / thu và gương phản xạ, sẽ tác động khi ở khoảng giữa đầu phát và đầu thu hoặc giữa đầu phát / thu với gương phản xạ xuất hiện nồng độ khói đạt ngưỡng.
3.2.4
Đầu báo cháy lửa (Flame detector)
Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự bức xạ phát ra của ngọn lửa.
3.2.5
Đầu báo cháy hỗn hợp (Combine detector)
Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với ít nhất 2 hiện tượng kèm theo sự cháy.
3.2.6
Đầu báo cháy khói kiểu hút (Aspirating Smoke Detector)
Tự động lấy mẫu thông qua các miệng hút lấy mẫu không khí trên hệ thống đường ống và đưa mẫu không khí (hút) từ khu vực bảo vệ đến thiết bị để phân tích và phát hiện dấu hiệu cháy (khói, thay đổi thành phần hóa học của môi trường). Mỗi miệng hút tương đương như một đầu báo cháy khói."
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên, trên thị trường hiện nay có 6 loại đầu báo cháy tự động.
Đầu báo cháy
Muốn mua đầu báo cháy để lắp đặt và sử dụng thì cần lưu ý những điều gì?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5738:2021 quy định:
"4.6 Khi lựa chọn loại đầu báo cháy cần lưu ý các vấn đề sau:
4.6.1 Chọn loại đầu báo cháy khói có độ nhạy phù hợp đối với các loại khói khác nhau.
4.6.2 Sử dụng đầu báo lửa tại những nơi:
- Khi xảy ra cháy ở giai đoạn ban đầu của đám cháy có xuất hiện ngọn lửa hoặc bề mặt quá nhiệt (thường là trên 600°C);
- Khi xuất hiện ngọn lửa ở các phòng có chiều cao vượt quá giới hạn cho việc sử dụng đầu báo khói hoặc nhiệt;
- Khi tốc độ phát triển đám cháy nhanh, thời điểm phát hiện cháy bởi các loại đầu báo cháy khác không bảo đảm yêu cầu bảo vệ người và tài sản.
4.6.3 Độ nhạy của đầu báo cháy lửa phải tương ứng với phổ phát xạ của ngọn lửa tạo bởi các vật liệu cháy nằm trong vùng bảo vệ.
4.6.4 Sử dụng đầu báo nhiệt ở những nơi khi xảy ra cháy ở giai đoạn ban đầu của đám cháy chủ yếu phát sinh nhiệt và khi sử dụng các đầu báo khác có thể xảy ra hiện tượng báo cháy giả.
4.6.5 Không nên sử dụng đầu báo cháy nhiệt gia tăng hoặc đầu báo cháy nhiệt kép (nhiệt gia tăng và nhiệt cố định) trong môi trường có biến động nhiệt độ đột ngột, bất thường vượt quá 5°C/min.
Không nên sử dụng đầu báo cháy nhiệt cố định trong môi trường mà nhiệt độ không khí trong đám cháy có thể không đạt đến nhiệt độ kích hoạt đầu báo cháy hoặc đạt tới ngưỡng tác động sau một thời gian dài (vượt quá thời gian phát hiện cháy theo quy định).
4.6.6 Khi chọn đầu báo cháy nhiệt, cần lưu ý rằng ngưỡng nhiệt độ kích hoạt của đầu báo cháy nhiệt cố định, đầu báo cháy nhiệt kép phải cao hơn ít nhất 20°C so với nhiệt độ tối đa của môi trường tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy.
4.6.7 Khi không xác định được hiện tượng đặc trưng của sự cháy trong khu vực bảo vệ, nên sử dụng kết hợp các đầu báo cháy nhạy cảm với các hiện tượng cháy khác nhau hoặc đầu báo cháy hỗn hợp.
CHÚ THÍCH: Hiện tượng đặc trưng của sự cháy là hiện tượng được phát hiện ở giai đoạn ban đầu của đám cháy trong thời gian ngắn nhất."
Do đó, khi muốn mua và lắp đặt đầu báo cháy cần phải lưu ý những điều nêu trên và thực hiện theo đúng pháp luật để tránh trường hợp xấu xảy ra.
Trung tâm báo cháy phải có nhiệm vụ gì đối với đầu báo cháy?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5738:2021 quy định:
"5.1 Trung tâm báo cháy phải có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu từ các đầu báo cháy, kênh báo cháy và các thiết bị báo cháy khác truyền về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả. Không được dùng các trung tâm không có chức năng báo cháy làm trung tâm báo cháy tự động.
[...]
5.10 Việc lắp các đầu báo cháy tự động với trung tâm báo cháy phải chú ý đến sự phù hợp của hệ thống (điện áp cấp cho đầu báo cháy, dạng tín hiệu báo cháy, phương pháp phát hiện sự cố, bộ phận kiểm tra đường dây)."
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.