Trẻ em bị chẩn đoán viêm phổi có được điều trị tại nhà không? Trẻ em thường xuyên bị viêm phổi có thể dẫn tới các biến chứng như thế nào?
Theo quy định trẻ em bị chẩn đoán viêm phổi có được điều trị tại nhà không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VII Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 về xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em như sau:
"VII. Xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em
1. Viêm phổi
- Điều trị tại nhà hoặc trạm y tế xã, phường.
- Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà: cách cho trẻ uống thuốc; cách nuôi dưỡng (chia nhỏ bữa ăn nếu trẻ nôn); cách làm thông thoáng mũi; cho trẻ uống đủ nước; cách làm một số thuốc ho dân gian an toàn cho trẻ; theo dõi để phát hiện các dấu hiệu phải đưa trẻ đến khám ngay (rút lõm lồng ngực nặng và các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân).
1.1. Kháng sinh liệu pháp (tham khảo phụ lục 1)
Kháng sinh uống được chỉ định cho tất cả trẻ được chẩn đoán viêm phổi khi không có các xét nghiệm hỗ trợ (X-quang phổi, công thức máu, CRP...) Kháng sinh ban đầu lựa chọn theo tuổi:
a. Trẻ < 5 tuổi: Nguyên nhân hay gặp là phế cầu và HI, kháng sinh lựa chọn:
+ Amoxicillin 80 mg/kg/ngày, uống, chia 2 lần. Hoặc
+ Amoxillin-clavulanic 80 mg/kg/ngày, uống, chia 2 lần.
Thời gian điều trị 5 ngày.
b. Trẻ ≥ 5 tuổi: nguyên nhân thường gặp nhất là M. pneumoniae, kháng sinh lựa chọn đầu tiên là nhóm Macrolid:
Erythromycin 40 mg/kg/ngày, chia 4 lần, uống khi đói. Hoặc
Azythromycin 10 mg/kg/ngày, uống 1 lần khi đói. Hoặc
Clarithromycin 15 mg/kg/ngày, uống chia 2 lần.
Thời gian điều trị 7 ngày (trừ Azithromycin dùng 3 - 5 ngày).
1.2. Theo dõi trẻ viêm phổi
- Hẹn trẻ khám lại sau 3 ngày hoặc sớm hơn nếu người chăm sóc trẻ phát hiện thấy có dấu hiệu nặng.
- Khi trẻ khám lại:
+ Nếu trẻ giảm sốt, thở chậm hơn, không thở gắng sức, ăn tốt hơn: tiếp tục kháng sinh đã cho hết liệu trình.
+ Nếu trẻ không giảm sốt, còn thở nhanh hoặc xuất hiện các dấu hiệu của viêm phổi nặng, các dấu hiệu toàn thân nặng: nhập viện tìm nguyên nhân và điều trị.
+ Nếu bệnh không thuyên giảm nhưng không nặng lên:
Trẻ < 5 tuổi: cân nhắc đổi macrolid nếu nghi ngờ viêm phổi do vi khuẩn không điển hình. Thuốc, liều, thời gian điều trị như trẻ ≥ 5 tuổi.
Trẻ ≥ 5 tuổi: đổi hoặc kết hợp amoxicillin 80 mg/kg/ngày, uống, chia 2 lần, trong 5 ngày.
[...]"
Theo quy định về xử trí đối với trẻ em bị viêm phổi có thể điều trị tại nhà hoặc trạm y tế xã, phường.
Quy định hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ em bị viêm phổi tại nhà gồm: cách cho trẻ uống thuốc; cách nuôi dưỡng (chia nhỏ bữa ăn nếu trẻ nôn); cách làm thông thoáng mũi; cho trẻ uống đủ nước; cách làm một số thuốc ho dân gian an toàn cho trẻ; theo dõi để phát hiện các dấu hiệu phải đưa trẻ đến khám ngay (rút lõm lồng ngực nặng và các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân).
Viêm phổi (Hình từ Internet)
Trẻ em thường xuyên bị viêm phổi có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục VII Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
"VII. Xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em
[...]
3. Biến chứng của viêm phổi
Biến chứng hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc. Một số biến chứng hay gặp khác là tràn mủ màng phổi, áp xe phổi và tràn khí màng phổi.
3.1. Tràn dịch màng phổi
Trẻ bị viêm phổi có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi hoặc viêm mủ màng phổi.
...
3.2. Áp xe phổi
Áp xe phổi là một khoang có vách dày nằm ở nhu mô phổi bên trong có chứa mủ do nhu mô phổi bị hoại tử và mủ hóa.
...
3.3. Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi là sự tích tụ khí trong khoang màng phổi, thường thứ phát do vỡ phế nang hoặc do nhiễm vi khuẩn sinh khí.
..."
Theo đó, biến chứng hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc. Một số biến chứng hay gặp khác là tràn mủ màng phổi, áp xe phổi và tràn khí màng phổi.
Quy định cụ thể về các biến chứng theo quy định nêu trên.
Việc phòng bệnh viêm phổi ở trẻ em được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục VIII Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
"VIII. Phòng bệnh viêm phổi trẻ em
Để giảm tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em cần chăm sóc trước sinh, dinh dưỡng đầy đủ, tiêm phòng vaccine, cải thiện điều kiện sống và môi trường.
1. Chăm sóc trước sinh
Đảm bảo tốt sức khỏe bà mẹ, tiêm phòng vaccine Rubella trước mang thai, dinh dưỡng đầy đủ, khám thai định kỳ để hạn chế tối đa trẻ sinh nhẹ cân, thiếu tháng hoặc có các bất thường bẩm sinh phát hiện muộn.
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất (sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D...) làm tăng khả năng mắc bệnh và mức độ nặng của viêm phổi. Sữa mẹ làm giảm tỷ lệ viêm phổi ở trẻ nhỏ.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến ít nhất 12 tháng tuổi.
Chế độ dinh dưỡng ngoài sữa mẹ đầy đủ, cân đối dinh dưỡng theo lứa tuổi.
3. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm chủng
Tiêm đầy đủ vắc xin sởi, HIb, ho gà, cúm, phế cầu là biện pháp phòng bệnh viêm phổi chủ động hiệu quả./."
Theo đó, để giảm tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em cần chăm sóc trước sinh, dinh dưỡng đầy đủ, tiêm phòng vaccine, cải thiện điều kiện sống và môi trường theo quy định cụ trể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.