Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và công ty TNHH 2 thành viên do Tòa án nào thụ lý giải quyết?
- Công ty TNHH 2 thành viên ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng thì ai ký tên trên hợp đồng?
- Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và công ty TNHH 2 thành viên do Tòa án nào thụ lý giải quyết?
- Ngân hàng khởi kiện công ty TNHH 2 thành viên yêu cầu thực hiện hợp đồng tín dụng 20 tỷ thì phải đóng tạm ứng án phí sơ thẩm bao nhiêu?
Công ty TNHH 2 thành viên ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng thì ai ký tên trên hợp đồng?
Theo điểm e khoản 2 Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020 thì giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty TNHH 2 thành viên có quyền ký hợp đồng nhân danh công ty (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên).
Do đó, khi công ty TNHH 2 thành viên ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng thì giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty là người ký tên trên hợp đồng.
Tuy nhiên nếu như theo Điều lệ công ty quy định việc ký kết hợp đồng tín dụng này thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên thì Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ ký.
Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và công ty TNHH 2 thành viên do Tòa án nào thụ lý giải quyết? (Hình từ Internet)
Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và công ty TNHH 2 thành viên do Tòa án nào thụ lý giải quyết?
Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và công ty TNHH 2 thành viên được xác định là tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
...
Nếu ngân hàng và công ty TNHH 2 thành viên không có thỏa thuận thì việc xác định Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp như sau:
- Ngân hàng có thể khởi kiện công ty TNHH 2 thành viên tại Tòa án nơi công ty này đặt trụ sở (theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Lúc này, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty TNHH 2 thành viên đặt trụ sở sẽ có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp.
- Hoặc ngân hàng có thể khởi kiện công ty TNHH 2 thành viên tại Tòa án nơi thực hiện hợp đồng tín dụng này (chi nhánh của ngân hàng thực hiện hợp đồng) theo điểm g khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Lúc này, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chi nhánh của ngân hàng đã thực hiện hợp đồng tín dụng sẽ có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp.
Ngân hàng khởi kiện công ty TNHH 2 thành viên yêu cầu thực hiện hợp đồng tín dụng 20 tỷ thì phải đóng tạm ứng án phí sơ thẩm bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì khi ngân hàng khởi kiện công ty TNHH 2 thành viên thì ngân hàng được xác định là nguyên đơn. Do đó, ngân hàng có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm.
Căn cứ vào Danh mục Án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như sau:
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch (không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch).
Do đó, ngân hàng khởi kiện công ty TNHH 2 thành viên yêu cầu thực hiện hợp đồng tín dụng 20 tỷ thì phải đóng tạm ứng án phí sơ thẩm như sau:
Tạm ứng án phí sơ thẩm = 1/2 x (112.000.000 đồng + 0,1% x 16.000.000.000) = 64.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.