Tổng cục Lâm nghiệp có con dấu hình Quốc huy không? Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác bảo vệ rừng?
Tổng cục Lâm nghiệp có con dấu hình Quốc huy không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 28/2017/QĐ-TTg, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Lâm nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Lâm nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.
3. Trụ sở của Tổng cục Lâm nghiệp đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Lâm nghiệp có con dấu hình Quốc huy.
Tổng cục Lâm nghiệp (Hình từ Internet)
Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác bảo vệ rừng?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Quyết định 28/2017/QĐ-TTg, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
4. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm phập luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;
Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra rừng; kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng, tài nguyên rừng, đất trồng rừng và lập hồ sơ quản lý rừng; giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, quy hoạch nương rẫy và quản lý rừng bền vững.
5. Về bảo vệ rừng:
a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc tổ chức xây dựng lực lượng kiểm lâm phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng; huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan kiểm lâm và các bộ, ngành, địa phương để kịp thời ngăn chặn những vụ phá rừng nghiêm trọng, chữa cháy rừng trong những trường hợp cần thiết;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản;
c) Thống nhất quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách; quản lý trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện của lực lượng kiểm lâm;
d) Phối hợp với cơ quan bảo vệ thực vật trong phòng, trừ sinh vật hại rừng.
6. Về quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các loài sinh vật rừng:
a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ; chế độ quản lý, bảo vệ và danh mục những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; săn bắt động vật rừng; công bố Danh mục các loài động, thực vật hoang dã quy định tại phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Hướng dẫn xây dựng hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ trên phạm vi cả nước và kiểm tra việc thực hiện;
c) Hướng dẫn việc bảo vệ hệ sinh thái rừng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên, giáo dục môi trường, du lịch sinh thái gắn với cộng đồng trong hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ và kiểm tra việc tổ chức thực hiện;
Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh; nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý các khu rừng đặc dụng theo phân công của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Hướng dẫn việc điều tra, đánh giá động vật, thực vật và vi sinh vật đặc hữu theo quy định của pháp luật.
…
Theo đó, trong công tác bảo vệ rừng thì Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc tổ chức xây dựng lực lượng kiểm lâm phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng; huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan kiểm lâm và các bộ, ngành, địa phương để kịp thời ngăn chặn những vụ phá rừng nghiêm trọng, chữa cháy rừng trong những trường hợp cần thiết;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản;
- Thống nhất quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách; quản lý trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện của lực lượng kiểm lâm;
- Phối hợp với cơ quan bảo vệ thực vật trong phòng, trừ sinh vật hại rừng.
Tổng cục Lâm nghiệp có tối đa bao nhiêu Phó Tổng cục trưởng?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 28/2017/QĐ-TTg, có quy định về lãnh đạo Tổng cục như sau:
Lãnh đạo Tổng cục
1. Tổng cục Lâm nghiệp có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc Tổng cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Lâm nghiệp có tối đa 04 Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.