Tổ trưởng tổ dân phố hiện nay lương bao nhiêu? Tổ trưởng tổ dân phố có được đóng BHXH hay không theo quy định?
Tổ trưởng tổ dân phố hiện nay lương bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã như sau:
Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
...
2. Thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau:
a) Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở. Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở;
b) Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở;
c) Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì thôn, tổ dân phố quy định tại điểm a và điểm b khoản này được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện đó.
Theo đó, Tổ trưởng tổ dân phố là người hoạt động không chuyên trách kèm theo đó Tổ trưởng tổ dân phố được hưởng chế độ phụ cấp.
Bên cạnh đó thì Ngân sách Trung ương còn phụ cấp thêm hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với Tổ trưởng tổ dân phố nói riêng và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung.
Vậy nên, Tổ trưởng tổ dân phố sẽ được Ngân sách Trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp như sau:
(1) Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở. Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở;
(2) Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở;
(3) Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì thôn, tổ dân phố quy định tại điểm a và điểm b khoản này được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện đó.
Theo đó, việc Tổ trưởng tổ dân phố hiện nay sẽ có mức phụ cấp theo mức khoán từ Ngân sách nhà nước (Hay còn gọi là mức lương).
Cho nên, tùy theo thôn, tổ dân phố có bao nhiêu hộ gia đình thuộc đơn vị hành chính cấp xã như thế nào (trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự hay ở khu vực biên giới, hải đảo) thì sẽ có mức khoán phụ cấp là khác nhau.
Như vậy, Tổ trưởng tổ dân phố hiện nay lương theo mức khoán phụ cấp cao nhất là bằng 6,0 lần mức lương cơ sở, tức Tổ trưởng tổ dân phố sẽ nhận được 10.800.000 đồng.
* Lưu ý: Mức lương cơ sở hiện nay theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì:
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Tổ trưởng tổ dân phố hiện nay lương bao nhiêu? Tổ trưởng tổ dân phố có được đóng BHXH hay không? (Hình từ Internet)
Tổ trưởng tổ dân phố có được đóng BHXH hay không?
Đầu tiên thì căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP về số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố như sau:
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
...
6. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trường hợp Luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Khuyến khích việc kiêm nhiệm chức danh Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.
Như vậy, đầu tiên phải xác định rằng Tổ trưởng tổ dân phố là chức danh thuộc người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố
1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Theo đó, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Cho nên, có thể hiểu rằng Tổ trưởng tổ dân phố sẽ không thuộc đối tượng được nhà nước đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Như vậy, Tổ trưởng tổ dân phố sẽ không được đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên nếu các cá nhân này muốn tham gia BHXH để có thể nhận lương hưu sau này thì có thể lựa chọn mô hình đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để tham gia.
Việc quản lý Tổ trưởng tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, thì việc quản lý Tổ trưởng tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố sẽ phải thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
(1) Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy đảng.
(2) Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(3) Kết hợp giữa các tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, số lượng và vị trí việc làm của cán bộ, công chức cấp xã; số lượng và chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.