Tổ chức kiểm toán cần có vốn điều lệ từ bao nhiêu tỷ đồng để được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng?

Xin cho hỏi: Có bao nhiêu loại đơn vị có lợi ích công chúng theo quy định? Tổ chức kiểm toán cần có vốn điều lệ từ bao nhiêu tỷ đồng để được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng? - Câu hỏi của chị Hoàng Mai (Cần Thơ).

Có bao nhiêu loại đơn vị có lợi ích công chúng theo quy định?

kiem-toan-cho-don-vi-co-loi-ich-cong-chung

Có bao nhiêu loại đơn vị có lợi ích công chúng theo quy định? (Hình từ Internet)

Theo Điều 4 Nghị định 84/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 134/2020/NĐ-CP) quy định như sau:

Đơn vị có lợi ích công chúng
1. Đơn vị có lợi ích công chúng là các đơn vị được quy định tại Điều 53 Luật Kiểm toán độc lập, bao gồm đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán và đơn vị có lợi ích công chúng khác.
2. Đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán là các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Chứng khoán năm 2019.
3. Đơn vị có lợi ích công chúng khác là các đơn vị có lợi ích công chúng quy định tại Điều 53 của Luật Kiểm toán độc lập, trừ đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì đơn vị có lợi ích công chứng là các đơn vị được quy định tại Điều 53 Luật Kiểm toán độc lập 2011 và được chia thành 02 loại cơ bản như sau:

– Đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán là các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Chứng khoán 2019, cụ thể:

+ Công ty đại chúng,

+ Tổ chức niêm yết,

+ Tổ chức đăng ký giao dịch,

+ Tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng,

+ Công ty chứng khoán,

+ Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,

+ Công ty đầu tư chứng khoán,

+ Quỹ đầu tư chứng khoán.

– Đơn vị có lợi ích công chúng khác là các đơn vị có lợi ích công chúng quy định tại Điều 53 Luật Kiểm toán độc lập 2011, trừ đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, cụ thể:

+ Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

+ Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

+ Doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan đến lợi ích của công chúng do tính chất, quy mô hoạt động của đơn vị đó theo quy định của pháp luật.

Tổ chức kiểm toán cần có vốn điều lệ từ bao nhiêu tỷ đồng để được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng?

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2016/NĐ-CP (Các điểm a, e, g, h, i bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 151/2018/NĐ-CP và điểm đ được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 151/2018/NĐ-CP) quy định như sau:

Điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận
1. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng phải có đủ các Điều kiện sau đây:
b) Có vốn Điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam) từ 6 tỷ đồng trở lên và phải thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 6 tỷ đồng;
c) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Nghị định này;
d) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 24 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán;
đ) Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 200 đơn vị được kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký.
Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp hồ sơ thì phải có thêm Điều kiện là đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm (hoặc báo cáo soát xét báo cáo tài chính) cho tối thiểu 10 đơn vị có lợi ích công chúng tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì tổ chức kiểm toán cần có vốn Điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam) từ 6 tỷ đồng trở lên và phải thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 6 tỷ đồng để được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng

Ngoài ra, tổ chức kiểm toán phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

– Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Nghị định này;

– Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 24 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán;

– Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 200 đơn vị được kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký.

Lưu ý: Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp hồ sơ thì phải có thêm Điều kiện là đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm (hoặc báo cáo soát xét báo cáo tài chính) cho tối thiểu 10 đơn vị có lợi ích công chúng tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký;

Đăng ký kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng cần có những hồ sơ gì?

Theo Điều 9 Nghị định 130/2005/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 134/2020/NĐ-CP) quy định hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng bao gồm:

– Đơn đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng (theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

– Danh sách kiểm toán viên hành nghề đề nghị chấp thuận, trong đó nêu rõ thời gian (số tháng) thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán.

– Báo cáo tình hình tài chính và tình hình hoạt động của tổ chức kiểm toán trong năm trước liền kề, bao gồm:

+ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán;

+ Danh sách báo cáo kiểm toán;

+ Tình hình tổ chức, hoạt động và kinh nghiệm kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán;

+ Các vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính của tổ chức kiểm toán (nếu có);

+ Các biến động lớn trong năm tài chính ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức kiểm toán (như tăng, giảm thành viên góp vốn; tăng, giảm vốn Điều lệ);

+ Các biến động lớn trong năm liên quan đến kiểm toán viên hành nghề (như tăng, giảm kiểm toán viên hành nghề, các vi phạm đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề);

Lưu ý: Trường hợp đăng ký từ lần thứ hai trở đi, tổ chức kiểm toán không phải nộp tài liệu tình hình tổ chức, hoạt động và kinh nghiệm kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán nếu không có thay đổi so với lần đăng ký gần nhất.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,216 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào