Tổ chức khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm được yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị như thế nào?

Cho tôi hỏi đối với các cơ sở thực hiện khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm được yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị như thế nào? Bên cạnh đó thì việc xây dựng đề cương và báo cáo khảo nghiệm như thế nào? - Chị Loan đến từ Thủ Đức.

Tổ chức khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm được yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị như thế nào?

Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12719:2019 về Khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với tổ chức khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm như sau:

Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với tổ chức khảo nghiệm
- Có hoặc thuê đất đủ diện tích đất để bố trí khảo nghiệm trên đồng ruộng:
+ Loại đất khảo nghiệm: ít nhất 02 loại đất;
+ Diện tích đất khảo nghiệm: tối thiểu 1.000 m2 mỗi loại.
- Có hoặc thuê địa điểm văn phòng phù hợp: có phòng làm việc; phòng hoặc khu vực để xử lý và lưu mẫu khảo nghiệm.
- Có trang thiết bị (máy tính, máy in, máy/thiết bị ghi hình), phần mềm phục vụ cho việc xử lý số liệu thống kê kết quả khảo nghiệm.
- Có phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định để kiểm tra chất lượng phân bón và phòng thử nghiệm được công nhận, chứng nhận đối với các chỉ tiêu liên quan đến nội dung khảo nghiệm phân bón.
- Có bộ dụng cụ lấy mẫu phân bón theo quy định tại các TCVN lấy mẫu phân bón.
- Trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm:
+ Dụng cụ, thiết bị đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường, bao gồm cân có độ chính xác từ 0,1 - 0,01 g, micro-pipet, ống đong chia độ và các dụng cụ, thiết bị đo lường khác có độ chính xác đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm (nếu có).
+ Dụng cụ để thiết kế, triển khai thí nghiệm, bao gồm thước xác định diện tích ô thí nghiệm, bình hoặc máy phun, bảng, biển hiệu phục vụ thí nghiệm khảo nghiệm, dụng cụ hoặc thiết bị để xử lý và bảo quản mẫu, dụng cụ lấy mẫu đất, dụng cụ lấy mẫu sản phẩm cây trồng và các dụng cụ cần thiết khác theo yêu cầu của khảo nghiệm (nếu có).
+ Trang thiết bị bảo hộ lao động, bao gồm quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, ủng, găng tay, kính bảo hộ lao động.

Theo đó thì tổ chức khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm phải có:

- Đủ diện tích đất để bố trí khảo nghiệm trên đồng ruộng

- Có hoặc thuê địa điểm văn phòng phù hợp

- Có trang thiết bị phần mềm phục vụ cho việc xử lý số liệu thống kê kết quả khảo nghiệm.

- Có phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định để kiểm tra chất lượng phân bón

- Có bộ dụng cụ lấy mẫu phân bón theo quy định

- Trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm theo quy định.

Tổ chức khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm được yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị như thế nào?

Tổ chức khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm được yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị như thế nào? (Hình từ internet)

Xây dựng đề cương khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm thế nào?

Tại tiết 4.3.1 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12719:2019 quy định trước khi thực hiện khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân có phân bón phải phối hợp với tổ chức được chỉ định đủ điều kiện khảo nghiệm lập và phê duyệt đề cương khảo nghiệm theo các nội dung quy định của Tiêu chuẩn này, cụ thể như sau:

Đề cương và báo cáo khảo nghiệm phân bón
4.3.1 Đề cương khảo nghiệm
Trước khi thực hiện khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân có phân bón phải phối hợp với tổ chức được chỉ định đủ điều kiện khảo nghiệm lập và phê duyệt đề cương khảo nghiệm theo các nội dung quy định của Tiêu chuẩn này. Đề cương khảo nghiệm phân bón phải bao gồm các nội dung:
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm.
- Tên phân bón; loại phân bón; phương thức sử dụng (bón rễ/bón lá); chỉ tiêu chất lượng; các yếu tố hạn chế (nếu có); đặc tính, công dụng chủ yếu của phân bón khảo nghiệm.
- Nguồn gốc xuất xứ phân bón (tạo ra trong nước, nhập khẩu, kết quả nghiên cứu, chuyển giao,...).
- Cây trồng và loại đất khảo nghiệm.
- Địa điểm, thời gian khảo nghiệm diện hẹp; địa điểm, thời gian khảo nghiệm diện rộng (dự kiến).
- Các công thức khảo nghiệm diện hẹp [công thức khảo nghiệm, công thức đối chứng, công thức nền (nếu có)]; công thức khảo nghiệm diện rộng (dự kiến).
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo nghiệm diện hẹp và diện rộng.
- Các chỉ tiêu theo dõi, phương pháp thu thập, xử lý số liệu.
- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm: cách bón phân, mật độ gieo trồng, bảo vệ thực vật, tưới tiêu, ...
- Phần xác nhận: có chữ ký của người lập đề cương, xác nhận của tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm và của tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.

Thực hiện báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm thế nào?

Căn cứ tiết 4.3.2 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12719:2019 quy định thực hiện báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm với nội dung như sau:

- Thông tin chung;

- Phương pháp khảo nghiệm;

- Kết quả thực hiện;

- Kết luận, kiến nghị, hướng dẫn sử dụng phân bón.

Báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo Phụ lục B.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,459 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào