Tổ chức hoạt động truyền thông của trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích như thế nào?

Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, tài liệu, học liệu dạy học như thế nào? Tổ chức hoạt động truyền thông của trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích như thế nào? Câu hỏi đến từ anh L.K ở Long An.

Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, tài liệu, học liệu dạy học như thế nào?

Bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, tài liệu, học liệu dạy học của trường tại Điều 6 Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT quy định cụ thể:

1) Hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, tài liệu, học liệu dạy học, công trình nước sạch, nhà vệ sinh, công trình, thiết bị phục vụ hoạt động thể dục thể thao, vui chơi, giải trí của người học theo quy định của pháp luật.

2) Kiểm tra, rà soát thường xuyên chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, tài liệu, học liệu dạy học, công trình nước sạch, nhà vệ sinh, công trình, thiết bị phục vụ hoạt động thể dục thể thao, vui chơi, giải trí của người học để khắc phục nguy cơ gây tai nạn thương tích hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Tổ chức hoạt động truyền thông của trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích như thế nào?

Tổ chức hoạt động truyền thông của trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích theo Điều 7 Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:

- Khai thác, sử dụng các tài liệu truyền thông về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; bảo đảm chuẩn hóa về nội dung, đa dạng về hình thức, phương pháp truyền thông, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mạng xã hội và các phương tiện thông tin khác phù hợp.

- Thực hiện truyền thông theo chuyên đề, đợt cao điểm; cảnh báo thường xuyên về nguy cơ, cách phòng, chống tai nạn thương tích thường xảy ra như đuối nước, tai nạn giao thông, bạo lực và tai nạn thương tích khác.

- Thiết lập và sử dụng hiệu quả kênh thông tin như hộp thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng và các hình thức phù hợp khác để thu thập thông tin và cảnh báo, ngăn chặn nguy cơ gây tai nạn thương tích; đa dạng các hình thức trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh, cơ quan, đoàn thể, tổ chức tại địa phương về tuyên truyền, phối hợp giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích cho người học.

- Tăng cường tổ chức tuyên truyền về những gương việc tốt, kinh nghiệm, mô hình tốt trong xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.

- Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường trong việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy chế dân chủ ở cơ sở, phòng, chống bạo lực học đường.

Tổ chức hoạt động truyền thông của trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích

Tổ chức hoạt động truyền thông của trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích (Hình từ Internet)

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích như thế nào?

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích theo Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:

- Ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động theo từng năm và giai đoạn, gắn với kế hoạch giáo dục và phát triển của nhà trường; xác định cụ thể các nguồn lực triển khai, lộ trình thực hiện các tiêu chí trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế phối hợp xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích giữa các tổ chức trong nhà trường; giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức liên quan.

- Xây dựng phương án phòng ngừa, xử lý trước, trong và sau khi xảy ra tai nạn thương tích trong nhà trường và phối hợp xử lý ở ngoài nhà trường; kế hoạch, phương án bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho người học khi nhà trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.

- Thiết lập kênh tiếp nhận thông tin và hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát diễn biến tình hình xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích của nhà trường.

- Tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường và việc chấp hành các quy định đối với người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Nguyên tắc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích theo Điều 3 Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT quy định cụ thể:

- Là công việc trọng tâm, thường xuyên của mỗi nhà trường, được ưu tiên triển khai phù hợp với nhu cầu phát triển giáo dục và điều kiện thực tiễn của địa phương, nhà trường.

- Có sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng; phát huy sự tham gia tích cực và hiệu quả của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh.

- Công tác kiểm tra, đánh giá phải bảo đảm thường xuyên, khách quan, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch.

Lưu ý:

- Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT áp dụng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, bao gồm:

+ Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú;

+ Trường chuyên, trường năng khiếu, trường dành cho người khuyết tật; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là nhà trường) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn nội dung, biện pháp, kiểm tra, đánh giá xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
801 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào