Tiến hành giải thể tổ chức khoa học và công nghệ trong những trường hợp nào? Điều kiện để giải thể tổ chức là gì?
Tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện giải thể trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BKHCN quy định về trường hợp giải thể tổ chức khoa học và công nghệ như sau:
Điều kiện và yêu cầu khi thực hiện giải thể tổ chức khoa học và công nghệ công lập
1. Tổ chức bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP.
b) Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
c) Không đáp ứng được một trong các điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điều 6 Thông tư này.
d) Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền; hoặc bị đánh giá hoạt động không hiệu quả trong 3 năm liên tiếp tại báo cáo đánh do tổ chức đánh giá độc lập thực hiện đánh giá theo quy định tại Điều 18 Luật Khoa học và công nghệ và Thông tư số 18/2019/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đánh giá hoạt động và chất lượng dịch vụ của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
...
Theo quy định trên thì việc giải thể tổ chức khoa học và công nghệ được thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ mà không có quyết định gia hạn;
(2) Theo quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
(3) Bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
(4) Thực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(5) Không đáp ứng được một trong các điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điều 6 Thông tư này.
(6) Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền; hoặc bị đánh giá hoạt động không hiệu quả trong 3 năm liên tiếp tại báo cáo đánh do tổ chức đánh giá độc lập thực hiện đánh giá theo quy định tại Điều 18 Luật Khoa học và công nghệ 2013 và Thông tư số 18/2019/TT-BKHCN.
Tiến hành giải thể tổ chức khoa học và công nghệ trong những trường hợp nào? Điều kiện để giải thể tổ chức là gì? (Hình từ Internet)
Để tiến hành giải thể tổ chức khoa học và công nghệ cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Tại Điều 16 Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định về việc giải thể tổ chức khoa học và công nghệ như sau:
Giải thể tổ chức khoa học và công nghệ
...
2. Tổ chức khoa học và công nghệ chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BKHCN cũng quy định về trường hợp giải thể tổ chức khoa học và công nghệ như sau:
Điều kiện và yêu cầu khi thực hiện giải thể tổ chức khoa học và công nghệ công lập
...
2. Yêu cầu khi thực hiện giải thể tổ chức khoa học và công nghệ công lập: tổ chức chỉ thực hiện giải thể sau khi phương án bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Từ những quy định trên thì tổ chức khoa học và công nghệ chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và nghĩa vụ tài sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thủ tục giải thể tổ chức khoa học và công nghệ đươc thực hiện như thế nào?
Theo Điều 16 Nghị định 08/2014/NĐ-CP thì thủ tục giải thể tổ chức khoa học và công nghệ được thực hiện như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập tổ chức khoa học và công nghệ quyết định giải thể tổ chức khoa học và công nghệ. Quyết định giải thể phải có các nội dung chủ yếu:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức khoa học và công nghệ;
- Lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của tổ chức khoa học và công nghệ (nếu có);
- Thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 (sáu) tháng, kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức khoa học và công nghệ;
- Tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ tổ chức thanh lý tài sản tổ chức khoa học và công nghệ, trừ trường hợp Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
(2) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, quyết định giải thể tổ chức khoa học và công nghệ phải được gửi đến cơ quan đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các chủ nợ (nếu có), người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong tổ chức khoa học và công nghệ và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ.
Quyết định giải thể được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ (nếu có). Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Quyết định giải thể tổ chức khoa học và công nghệ phải được đăng ít nhất trên một tờ báo in ở địa phương nơi đặt trụ sở chính trong 03 (ba) số liên tiếp hoặc trang tin điện tử của Bộ, ngành hoặc tỉnh nơi đặt trụ sở chính.
(3) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của tổ chức khoa học và công nghệ, người đại diện theo pháp luật của tổ chức khoa học và công nghệ phải gửi thông báo về việc hoàn thành các nghĩa vụ gửi quyết định giải thể tổ chức cho các đối tượng liên quan và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ đến cơ quan đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ xóa tên tổ chức khoa học và công nghệ trong sổ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.