Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ gồm những ai? Trưởng ban của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ có trách nhiệm như thế nào?
Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-BCĐ138/CP năm 2020, có quy định về Thường trực, giúp việc Ban Chỉ đạo như sau;
Thường trực, giúp việc Ban Chỉ đạo
1. Thường trực Ban Chỉ đạo gồm: Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và Ủy viên Thư ký.
2. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là Bộ Công an.
3. Giúp việc Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo là Văn phòng Bộ Công an và Tổ chuyên viên liên ngành.
Tổ chuyên viên liên ngành gồm 1 số cán bộ cấp cục thuộc Bộ Công an và mỗi bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan nơi Ủy viên Ban Chỉ đạo công tác có trách nhiệm cử 01 lãnh đạo cấp vụ, cục của bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan để tham gia Tổ chuyên viên liên ngành (Tổ chuyên viên liên ngành có Quy chế hoạt động riêng).
Như vậy, theo quy định trên thì Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ gồm: Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và Ủy viên Thư ký.
Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ gồm những ai? (Hình từ Internet)
Trưởng ban của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-BCĐ138/CP năm 2020, có quy định về trách nhiệm của Trưởng ban như sau:
Trách nhiệm của Trưởng ban
1. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Ủy viên và triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo.
3. Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho các Phó Trưởng ban giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng ban của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ có trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo.
- Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Ủy viên và triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo.
- Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho các Phó Trưởng ban giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình
Chế độ báo cáo Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ thực hiện theo quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-BCĐ138/CP năm 2020, có quy định về trách nhiệm của Ủy viên như sau:
Trách nhiệm của Ủy viên
1. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và pháp luật về toàn bộ công việc thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực nơi ủy viên công tác liên quan đến việc triển khai thực hiện và quản lý điều hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm; Chương trình phòng, chống mua bán người; Chỉ thị số 48-CT/TW và Kết luận số 05-KL/TW.
2. Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, phối hợp hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, đoàn thể nơi công tác trong việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm; Chương trình phòng, chống mua bán người; Chỉ thị số 48-CT/TW, Kết luận số 05-KL/TW và những công tác được Ban Chỉ đạo phân công theo dõi, phụ trách.
3. Chỉ đạo việc kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, tổng hợp tình hình, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm; Chương trình phòng, chống mua bán người; Chỉ thị số 48-CT/TW, Kết luận số 05-KL/TW cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng tuần, tháng, quý, sáu tháng, một năm và báo cáo đột xuất của Ban Chỉ đạo, gửi Trưởng ban và cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
5. Ủy viên Thư ký có trách nhiệm giúp việc cho Trưởng ban, các Phó Trưởng ban chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; tiếp nhận và truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban, Phó Trưởng ban tới các Ủy viên Ban Chỉ đạo và các bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương biết, thực hiện. Trực tiếp chỉ đạo bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo tham mưu giải quyết các công việc thường xuyên; chuẩn bị tài liệu và các điều kiện cần thiết khác phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo; chủ động nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Ban Chỉ đạo.
6. Trường hợp Ủy viên Ban Chỉ đạo không thể thực hiện trách nhiệm được quy định tại Quy chế này từ sáu tháng trở lên hoặc có thay đổi về nhân sự thì bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan nơi Ủy viên Ban Chỉ đạo công tác có trách nhiệm cử Ủy viên khác thay thế, báo cáo Trưởng ban và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định trên thì chế độ báo cáo Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ thực hiện theo định kỳ hằng tuần, tháng, quý, sáu tháng, một năm và báo cáo đột xuất của Ban Chỉ đạo, gửi Trưởng ban và cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.