Thương hiệu quốc gia là gì? Các tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam hiện nay?

Thương hiệu quốc gia là gì? Quyền lợi của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quy định thế nào? Sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Thương hiệu quốc gia là gì?

Thương hiệu quốc gia (National Brand) được hiểu là tên, các khẩu hiệu, ký hiệu, biểu tượng hay thiết kế hay tổng hợp những yếu tố trên với mục đích xác định hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ một quốc gia nhằm phân biệt hàng hóa và dịch vụ của quốc gia này với những quốc gia khác.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là một trong các Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu (Điều 17 Nghị định 28/2018/NĐ-CP)

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2018/NĐ-CP thì Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là Chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nhằm thực hiện xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia.

Ví dụ về thương hiệu quốc gia Việt Nam:

- Gạo A An

- Gạch ốp lát AMYGRES

- Giày, Sandals, Dép Biti's

- Túi xách, balo Biti's

- Túi nhựa sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco ...

TẢI VỀ Danh sách sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2776/QĐ-BCT

Thương hiệu quốc gia là gì? Các tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam hiện nay?

Thương hiệu quốc gia là gì? (Hình từ Internet)

Quyền lợi của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam?

Quyền lợi của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2018/NĐ-CP như sau:

- Được phép sử dụng biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy chế quản lý và sử dụng biểu trưng của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

- Được tham gia xây dựng chiến lược, Chương trình hành động cụ thể của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

- Được hỗ trợ kinh phí khi tham gia các hoạt động thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

- Được ưu tiên tham gia các hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại và các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có liên quan;

- Được tiếp cận cơ sở dữ liệu thông tin thị trường, sản phẩm và ngành hàng của Chương trình, trừ thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh hoặc thông tin mật theo quy định của pháp luật;

- Được các cơ quan nhà nước hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp về các biện pháp quản lý ngoại thương của nước ngoài, tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa;

- Được hưởng chế độ ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế, hải quan và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam có các nghĩa vụ sau:

- Tuân thủ các quy định và quy chế của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

- Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương liên quan đến việc tuân thủ các quy chế và quy định của Chương trình;

- Đóng góp các chi phí (nếu có).

Sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quy định tại Điều 7 Thông tư 33/2019/TT-BCT như sau:

Tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam
1. Các tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam bao gồm:
a) Tiêu chí 1: Chất lượng;
b) Tiêu chí 2: Đổi mới sáng tạo;
c) Tiêu chí 3: Năng lực tiên phong.
2. Các tiêu chí tại khoản 1 Điều này được quy định chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đồng thời, căn cứ Điều 8 Thông tư 33/2019/TT-BCT quy định nguyên tắc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam như sau:

Nguyên tắc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam
1. Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thực hiện theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 1.000. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng chỉ số đánh giá trong tiêu chí quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổng điểm quy định để một sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là từ 650 điểm trở lên và điểm mỗi tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 7 đạt từ 60% trở lên.

Theo đó, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam cần đáp ứng 3 tiêu chí sau đây:

- Tiêu chí 1: Chất lượng;

- Tiêu chí 2: Đổi mới sáng tạo;

- Tiêu chí 3: Năng lực tiên phong.

Tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quy định chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 33/2019/TT-BCT (bị thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2021/TT-BCT)

Lưu ý:

- Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thực hiện theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 1.000.

- Tổng điểm quy định để một sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là từ 650 điểm trở lên và điểm mỗi tiêu chí phải đạt từ 60% trở lên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

34 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào