Thuedientu gdt gov vn đăng nhập bằng tài khoản Thuế điện tử cá nhân như thế nào? 05 phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử?

Thuedientu gdt gov vn đăng nhập bằng tài khoản Thuế điện tử cá nhân như thế nào? 05 phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử mà cá nhân nộp thuế có thể lựa chọn? Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử có giá trị pháp lý như bản giấy hay không?

Thuedientu gdt gov vn đăng nhập bằng tài khoản Thuế điện tử cá nhân như thế nào?

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế (Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019)

Và theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BTC thì giao dịch thuế điện tử là các giao dịch được các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện bằng phương thức điện tử. Thuế điện tử là trang Tổng cục thuế dùng để doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, hộ kinh doanh kê khai thuế, nộp thuế, đăng ký thuế thay đổi thông tin về thuế doanh nghiệp, mã số thuế các nhân...Có địa chỉ truy cập: https:thuedientu.gdt.gov.vn

Tham khảo cách đăng nhập thuedientu gdt gov vn bằng tài khoản Thuế điện tử cá nhân sau đây:

Bước 1: Truy cập địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn và chọn ô cá nhân.

Ảnh bước 1

Bước 2: Chọn ô đăng nhập ở góc trên cùng bên phải.

Ảnh bước 2

Bước 3 Chọn đăng nhập bằng tài khoản Thuế điện tử

Ảnh bước 3

Bước 4: Nhập Mã số thuế cá nhân và mã kiểm tra bên phía bên phải. Sau đó nhấn Tiếp tục.

ảnh bước 4

Bước 5: Điền đầy đủ và chính xác các thông tin:

- Ngày cấp mã số thuế;

- Cơ quan thuế Tỉnh/Thành phố;

- Cơ quan thuế quản lý.

ảnh bước 5

Bước 6: Nhấn Đăng nhập - Đăng nhập thành công sẽ xuất hiện giao diện như sau:

ảnh bước 6

Trên đây là hướng dẫn cách đăng nhập trang thông tin điện tử của Tổng cục thuế bằng tài khoản Thuế điện tử của cá nhân!

Thuedientu gdt gov vn đăng nhập bằng tài khoản Thuế điện tử cá nhân như thế nào? 05 phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử?

Thuedientu gdt gov vn đăng nhập bằng tài khoản Thuế điện tử cá nhân như thế nào? (Hình từ Internet)

05 phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử mà cá nhân nộp thuế có thể lựa chọn?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định như sau:

Nguyên tắc giao dịch thuế điện tử
1. Người nộp thuế thực hiện giao dịch thuế điện tử phải có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet, có địa chỉ thư điện tử, có chữ ký số theo quy định tại Điều 7 Thông tư này hoặc có số điện thoại di động được một công ty viễn thông ở Việt Nam cấp (đối với cá nhân chưa được cấp chứng thư số) đã đăng ký sử dụng để giao dịch với cơ quan thuế trừ trường hợp người nộp thuế lựa chọn phương thức nộp thuế điện tử theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
2. Người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua:
a) Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
b) Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
c) Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ điểm b khoản này) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
d) Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
đ) Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.
...

Như vậy, cá nhân nộp thuế có thể lựa chọn thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua 05 phương thức sau:

(1) Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

(2) Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

(3) Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ phương thức (2)) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

(4) Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

(5) Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.

Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử có giá trị pháp lý như bản giấy hay không?

Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC cụ thể như sau:

Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử
1. Chứng từ điện tử gồm:
a) Hồ sơ thuế điện tử: hồ sơ đăng ký thuế; hồ sơ khai thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; thủ tục bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hồ sơ hoàn thuế; hồ sơ miễn giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ và các hồ sơ, văn bản khác về thuế dưới dạng điện tử được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế.
b) Chứng từ nộp NSNN điện tử: chứng từ nộp NSNN theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 11/2020/NĐ-CP) dưới dạng điện tử, trường hợp nộp thuế qua hình thức nộp thuế điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì chứng từ nộp NSNN là chứng từ giao dịch của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đủ các thông tin trên mẫu chứng từ nộp NSNN.
c) Các thông báo, quyết định, văn bản khác của cơ quan thuế dưới dạng điện tử.
d) Các chứng từ điện tử theo quy định tại khoản này phải được ký điện tử theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Trường hợp hồ sơ thuế điện tử có các tài liệu kèm theo ở dạng chứng từ giấy phải được chuyển đổi sang dạng điện tử theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử, Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (sau đây gọi là Nghị định số 165/2018/NĐ-CP).
2. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử: Chứng từ điện tử theo quy định tại Thông tư này có giá trị như hồ sơ, chứng từ, thông báo và các văn bản bằng giấy. Chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc nếu được thực hiện bằng một trong các biện pháp quy định tại Điều 5 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP.
...

Như vậy, chứng từ điện tử theo quy định tại Thông tư 19/2021/TT-BTC có giá trị như hồ sơ, chứng từ, thông báo và các văn bản bằng giấy.

Lưu ý: Chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc nếu được thực hiện bằng một trong các biện pháp quy định tại Điều 5 Nghị định 165/2018/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

21 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào