Thứ tự ưu tiên hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo được pháp luật quy định như thế nào? Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo thực hiện ra sao?

Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo thực hiện như thế nào? Hình thức phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở được pháp luật quy định như thế nào? Ngoài ra, tôi muốn biết thứ tự ưu tiên hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo được quy định ra sao? Câu hỏi đến từ anh Đình Đạt - Long Thành.

Thứ tự ưu tiên hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Quyết định 33/2015/QĐ-TTg quy định:

Xếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ
Thực hiện ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau đây:
1. Hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật).
2. Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Hộ gia đình thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.
4. Hộ gia đình đang sinh sống tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
5. Hộ gia đình đang sinh sống tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.
6. Hộ gia đình đang cư trú tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
7. Các hộ gia đình còn lại.

Như vậy, thứ tự ưu tiên hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo được quy định như trên.

Hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo

Hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo (Hình từ Internet)

Hình thức phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật

Theo Điều 17 Luật Nhà ở 2014, được sửa đổi bởi Điều 2 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định:

Hình thức phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở
1. Hình thức phát triển nhà ở bao gồm:
a) Phát triển nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
b) Phát triển nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng khu đô thị;
c) Phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
2. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật này bao gồm:
a) Dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo một công trình nhà ở độc lập hoặc một cụm công trình nhà ở;
b) Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực nông thôn;
c) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng đất hỗn hợp có diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở;
d) Dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
3. Việc đầu tư xây dựng khu đô thị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải tuân thủ quy định về nhà ở theo pháp luật về nhà ở và pháp luật có liên quan.

Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo thực hiện như thế nào?

Theo Điều 1 Quyết định 33/2015/QĐ-TTg quy định như sau:

Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện
1. Mục tiêu: Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho khoảng 311.000 hộ nghèo khu vực nông thôn (theo báo cáo rà soát của các địa phương), đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
2. Nguyên tắc thực hiện việc hỗ trợ
a) Hỗ trợ đến từng hộ gia đình; bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước; phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới;
b) Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ theo phương thức cho vay vốn để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở với lãi suất ưu đãi, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở;
c) Sau khi được hỗ trợ, các hộ gia đình phải xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đang có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2 (đối với những hộ độc thân không nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 18 m2) và “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng); tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên. Nhà ở phải đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc;
d) Hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở (bao gồm xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có yêu cầu) và chỉ được chuyển nhượng sau khi đã trả hết nợ vay (cả gốc và lãi) cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Nhà ở do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,381 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào