Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin trong công tác quản lý thị trường được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin trong công tác quản lý thị trường được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Những thông tin nào phải được thu thập, thẩm tra, xác minh trong công tác quản lý thị trường?
- Hoạt động thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin trong công tác quản lý thị trường áp dụng với những đối tượng nào?
Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin trong công tác quản lý thị trường được thực hiện trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin
1. Việc thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin của lực lượng Quản lý thị trường quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 Pháp lệnh Quản lý thị trường được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thu thập thông tin phục vụ công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc kế hoạch kiểm tra chuyên đề;
b) Thẩm tra, xác minh thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật để làm căn cứ ban hành quyết định kiểm tra đột xuất hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
c) Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin để bổ sung tài liệu, chứng cứ chứng minh vi phạm hành chính trong quá trình xử lý kết quả kiểm tra, kết quả áp dụng các biện pháp khám hoặc tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do các cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường;
d) Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin phục vụ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin theo chỉ đạo của cơ quan Quản lý thị trường cấp trên hoặc theo đề nghị của cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường khác.
...
Như vậy thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin trong công tác quản lý thị trường được thực hiện trong những trường hợp sau:
- Thu thập thông tin phục vụ công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc kế hoạch kiểm tra chuyên đề;
- Thẩm tra, xác minh thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật để làm căn cứ ban hành quyết định kiểm tra đột xuất hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
- Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin để bổ sung tài liệu, chứng cứ chứng minh vi phạm hành chính trong quá trình xử lý kết quả kiểm tra, kết quả áp dụng các biện pháp khám hoặc tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do các cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường;
- Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin phục vụ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin theo chỉ đạo của cơ quan Quản lý thị trường cấp trên hoặc theo đề nghị của cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường khác.
Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Những thông tin nào phải được thu thập, thẩm tra, xác minh trong công tác quản lý thị trường?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin
...
3. Nội dung thông tin được thu thập, thẩm tra, xác minh quy định tại khoản 2 Điều 33 Pháp lệnh Quản lý thị trường.
...
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 33 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định như sau:
Nội dung hoạt động của các biện pháp nghiệp vụ
...
2. Nội dung thông tin được thu thập, thẩm tra, xác minh bao gồm:
a) Tình hình hoạt động kinh doanh, vận chuyển, tập kết hàng hóa của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại; việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại của các tổ chức, cá nhân;
b) Tình hình vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng nhập lậu; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân;
c) Kết quả thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại; hành vi vi phạm, phương thức, thủ đoạn đã thực hiện;
d) Thông tin của các cơ quan chức năng về dự báo diễn biến tình hình kinh tế, xã hội liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại.
...
Như vậy những thông tin được quy định như trên phải được thu thập, thẩm tra, xác minh trong công tác quản lý thị trường.
Hoạt động thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin trong công tác quản lý thị trường áp dụng với những đối tượng nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin
...
2. Đối tượng của hoạt động thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin gồm:
a) Tổ chức, cá nhân đang được kiểm tra theo quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền của lực lượng Quản lý thị trường;
b) Tổ chức, cá nhân đã bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự trong hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại có khả năng tái phạm; tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm hành chính hoặc có liên quan đến vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường.
...
Như vậy hoạt động thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin trong công tác quản lý thị trường áp dụng với những đối tượng được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.