Thu mẫu nước thải là gì? Khi nhận nhiệm vụ thu mẫu nước thải thì cán bộ kiểm định có trách nhiệm như thế nào?
Thu mẫu nước thải là gì?
Thu mẫu nước thải được giải thích tại khoản 27 Điều 4 Thông tư 41/2020/TT-BCA thì thu mẫu nước thải (thu thập mẫu vật môi trường là nước thải) là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc lấy các mẫu nước thải về phân tích trong phòng thử nghiệm để xác định mức độ vượt ngưỡng cho phép của các thông số môi trường hoặc mức độ xuất hiện các yếu tố ô nhiễm với mục đích phát hiện, chứng minh và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Thu mẫu nước thải là gì? (Hình từ Internet)
Thuốc thử nào cần có để thu mẫu nước thải?
Thuốc thử nào cần có để thu mẫu nước thải, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 41/2020/TT-BCA như sau:
Thực hiện công tác chuẩn bị thu mẫu
1. Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử cần có để thu mẫu nước thải
a) Thuốc thử (hóa chất bảo quản) bao gồm: HNO3đđ hoặc HNO3 1:1, H2SO4đđ hoặc H2SO4 1:1, HClđđ hoặc HCl 1:1, NaOH có nồng độ từ 6 M đến 10 M, (CH3COO)2Zn 10%, Na2S2O3 hoặc Na2SO3, nước cất deion, hóa chất cần thiết khác sử dụng cho bảo quản mẫu nước môi trường theo TCVN 6663-3: 2016 (ISO 5667-3:2012): Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Bảo quản và xử lý mẫu nước;
Hóa chất sử dụng để bảo quản mẫu phải đạt cấp tinh khiết phân tích (PA). Nước cất là loại nước cất tinh khiết deion, ít nhất là loại 2 theo TCVN 4851:1989. Mọi thuốc thử đều phải được bảo quản đúng cách. Lọ thuốc thử phải dán nhãn, có hạn sử dụng; trường hợp hết hạn sử dụng phải thải bỏ;
b) Dụng cụ, thiết bị bao gồm: bình chứa mẫu nước miệng hẹp bằng chất dẻo với các dung tích 300ml, 500ml, 1000ml, 1100ml hoặc lớn hơn; bình chứa mẫu nước miệng hẹp bằng thủy tinh màu trắng và nâu với các dung tích 300ml, 500ml, 750ml, 1000ml hoặc lớn hơn; bình chứa mẫu nước miệng hẹp bằng thủy tinh borosilicat (BG) với các dung tích 300ml, 500ml, 750ml, 1000ml hoặc lớn hơn; bình tiệt trùng để đựng mẫu vi sinh (dung tích từ 150ml trở lên);
Dụng cụ lấy mẫu nước thải thủ công (ca lấy mẫu có cán dài từ 1,2 m trở lên); ca lấy mẫu bằng nhựa; lọc rác; dụng cụ lọc màng và màng lọc cỡ lỗ 0,45 m; các loại pipet để lấy dung dịch hóa chất đặc; giấy thử pH; dụng cụ chứa mẫu trung gian (xô bằng nhựa có dung tích từ 10 lít đến 15 lít); thùng bảo ôn các cỡ khác nhau (dung tích trên 25 lít); gel đá (hoặc đá lạnh); túi nilon đen (để che sáng cho mẫu); túi nilon trong suốt (để bọc dụng cụ sạch); giấy lau dụng cụ thí nghiệm (giấy cuộn); băng dính trong suốt (bản rộng và bản hẹp); vali thu mẫu nước thải; bộ tài liệu kèm theo vali thu mẫu (phôi các biểu mẫu về Kế hoạch thu, bảo quản mẫu nước thải; phôi nhãn mẫu; phôi tem niêm phong; phôi Biên bản thu và niêm phong mẫu vật môi trường; phôi Yêu cầu kiểm định mẫu môi trường; phôi Báo cáo thu mẫu; cặp kẹp tài liệu cỡ A4); tô vít kèm vít nhỏ, kéo inox, bút dạ kính; ủng cao su; găng tay (cao su, nilon, sợi); khẩu trang y tế, khẩu trang phòng độc; đai lưng an toàn; dây thừng làm dây an toàn và dây gàu; mũ bảo hộ lao động; thiết bị xác định tọa độ địa lý (GPS); thiết bị hoặc nhiệt kế đo nhiệt độ của nước; thiết bị đo pH tại hiện trường; thiết bị chụp ảnh hoặc quay phim; đèn chiếu sáng khi làm việc ban đêm.
…
Theo đó, thuốc thử cần có để thu mẫu nước thải bao gồm: HNO3đđ hoặc HNO3 1:1, H2SO4đđ hoặc H2SO4 1:1, HClđđ hoặc HCl 1:1, NaOH có nồng độ từ 6 M đến 10 M, (CH3COO)2Zn 10%, Na2S2O3 hoặc Na2SO3, nước cất deion, hóa chất cần thiết khác sử dụng cho bảo quản mẫu nước môi trường theo TCVN 6663-3: 2016 (ISO 5667-3:2012): Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Bảo quản và xử lý mẫu nước.
Khi nhận nhiệm vụ thu mẫu nước thải thì cán bộ kiểm định có trách nhiệm như thế nào?
Khi nhận nhiệm vụ thu mẫu nước thải thì cán bộ kiểm định có trách nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư 41/2020/TT-BCA như sau:
Thực hiện công tác chuẩn bị thu mẫu
…
2. Nhận nhiệm vụ, lập kế hoạch và thực hiện công tác chuẩn bị
a) Nhận nhiệm vụ và lập kế hoạch
Khi nhận nhiệm vụ thu mẫu nước thải, cán bộ kiểm định có trách nhiệm thu thập thông tin cần thiết từ đơn vị yêu cầu để lập kế hoạch thu, bảo quản mẫu nước thải theo bộ Mẫu BM-NT thuộc Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Lựa chọn 01 mẫu thích hợp trong bộ Mẫu BM-NT để thực hiện. Nếu sử dụng mẫu BM02-NT thì phải ghi đầy đủ thông tin về số lượng, loại bình chứa, dung tích, cách nạp mẫu, hóa chất và kỹ thuật bảo quản khác, thông số cần phân tích. Kế hoạch thu, bảo quản mẫu nước thải phải được lãnh đạo phòng hoặc chỉ huy đội phê duyệt để xác nhận các nội dung cần thực hiện;
b) Thực hiện công tác chuẩn bị trang thiết bị và phương tiện
Căn cứ vào Kế hoạch thu mẫu nước thải đã lập để chuẩn bị đúng chủng loại, đúng và đủ về số lượng và chất lượng các trang thiết bị: dụng cụ chứa mẫu (có dự phòng), dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ và hóa chất bảo quản mẫu, dụng cụ xử lý sơ bộ, vật tư niêm phong, vật tư làm nhãn, phôi biên bản thu và niêm phong mẫu vật, bảo hộ và đảm bảo an toàn cho lấy mẫu, dụng cụ đo nhiệt độ và pH, các vật dụng hỗ trợ khác. Kiểm tra độ sạch của các dụng cụ chứa và lấy mẫu. Dụng cụ chứa mẫu, dụng cụ lấy mẫu phải được làm sạch theo quy định trong các tiêu chuẩn về lấy mẫu và bảo quản mẫu môi trường. Bình đựng mẫu phải được làm sạch theo đúng quy cách với từng nhóm mẫu. Dụng cụ chứa mẫu vi sinh phải đảm bảo tiệt trùng. Việc chuẩn bị phải được thực hiện trước: làm sạch bình chứa mẫu, pha chế hóa chất bảo quản, trừ loại chỉ được pha trước khi đi lấy mẫu; phôi biên bản, phôi tem và nhãn; vali thu mẫu môi trường với cơ số thu được ít nhất 5 mẫu nước thải và các dụng cụ cần thiết khác. Bình đựng mẫu và dụng cụ lấy mẫu nước thải sạch phải bao kín bằng nilon trong suốt.
Như vậy, theo quy định trên thì khi nhận nhiệm vụ thu mẫu nước thải thì cán bộ kiểm định có trách nhiệm thu thập thông tin cần thiết từ đơn vị yêu cầu để lập kế hoạch thu, bảo quản mẫu nước thải theo bộ Mẫu BM-NT thuộc Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 41/2020/TT-BCA.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.