Thời hạn góp đủ vốn đối với hợp tác xã là bao lâu? Vốn góp của thành viên hợp tác xã có bị giới hạn hay không?

Vốn góp của thành viên hợp tác xã có bị giới hạn hay không? Ở huyện tôi đang có mô hình hợp tác xã kinh doanh cây ăn trái khá phát triển vì vậy tôi đang có ý định sẽ gia nhập vào hợp tác xã này để cải thiện việc kinh doanh của gia đình. Nhưng hiện tại vì một số lý do nên tôi chưa thể chuẩn bị đủ vốn và định sẽ góp dần dần. Do đó, tôi muốn biết trong vòng bao lâu thì tôi phải đóng đủ số vốn đã cam kết? Vốn góp của thành viên hợp tác xã có bị giới hạn hay không?

Hợp tác xã là gì?

Tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, theo đó hợp tác xã được hiểu là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã được quy định như thế nào?

Theo Điều 14 và Điều 15 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên cụ thể như sau:

(1) Thành viên hợp tác xã có các quyền sau đây:

- Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.

- Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.

- Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật này.

- Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.

- Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

- Quyền khác theo quy định của điều lệ.

(2) Thành viên hợp tác xã có các nghĩa vụ sau đây:

- Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.

- Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.

- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

- Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.

Hợp tác xã

Thời hạn góp đủ vốn đối với hợp tác xã tối đa là bao lâu?

Vốn góp của thành viên hợp tác xã có bị giới hạn hay không? Thời hạn góp đủ vốn đối với hợp tác xã là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp cụ thể như sau:

- Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.

- Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.

Như vậy, theo quy định nêu trên, vốn góp của bạn được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã. Đồng thời, thời hạn để bạn góp đủ số vốn sẽ thực hiện theo quy định của điều lệ tuy nhiên thời hạn này không vượt quá 06 tháng kể từ ngày kể từ ngày bạn được kết nạp.

Giấy chứng nhận vốn góp bao gồm những nội dung gì?

Theo khoản 4 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp cụ thể như sau:

Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.

- Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;

- Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;

- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Tải về mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp mới nhất 2023: Tại Đây

Hợp tác xã TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HỢP TÁC XÃ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tra cứu tình trạng pháp lý của hợp tác xã ở đâu? Chuẩn hóa dữ liệu hợp tác xã có bao gồm thông tin tình trạng pháp lý không?
Pháp luật
Định giá tài sản chung không chia trong quá trình phá sản hợp tác xã do ai thực hiện? Việc xử lý tài sản này được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Hợp tác xã khi đặt tên riêng không được vi phạm những gì? Tên riêng của hợp tác xã đề nghị đăng ký được coi là trùng khi nào?
Pháp luật
Tổ chức đại diện hợp tác xã có phải đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên không?
Pháp luật
Văn bản giao nhận tài sản góp vốn cho hợp tác xã gồm nội dung gì? Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động sẽ do ai định giá?
Pháp luật
Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn mà thành viên hợp tác xã góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ thì có bị chấm dứt tư cách thành viên không?
Pháp luật
Người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho hợp tác xã thì vốn góp đó có được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã không?
Pháp luật
Trong hợp tác xã vốn điều lệ là gì? Vốn góp của thành viên hợp tác xã có được vượt quá 20% vốn điều lệ không?
Pháp luật
Thời hạn góp vốn điều lệ của hợp tác xã là bao lâu? Được góp vốn điều lệ bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết không?
Pháp luật
Thành viên chính thức hợp tác xã có phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hợp tác xã hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp tác xã
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
3,286 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp tác xã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp tác xã

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản về tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới nhất 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào