Thời gian thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở được pháp luật quy định như thế nào?
Thời gian thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thực hiện Kế hoạch giám sát tại cơ sở
1. Cơ sở đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh chủ động thực hiện Kế hoạch giám sát đã gửi Cơ quan thú y.
2. Thời gian thực hiện Kế hoạch giám sát:
a) Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Tối thiểu 02 (hai) năm tính đến thời Điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch giám sát, nếu phát hiện có mầm bệnh đăng ký chứng nhận an toàn thì cơ sở tiếp tục thực hiện Kế hoạch giám sát thêm ít nhất 06 (sáu) tháng đối với cơ sở sản xuất thủy sản giống, ít nhất 03 (ba) tháng đối với cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm so với Kế hoạch giám sát ban đầu;
b) Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Thực hiện giám sát trong thời gian tối thiểu là 06 (sáu) tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Nội dung giám sát phải bảo đảm đúng như nội dung Kế hoạch giám sát đã được cơ sở thực hiện trước khi được cấp Giấy chứng nhận.
3. Khi có Điều chỉnh về thời gian, số lượng mẫu, tần suất thu mẫu so với Kế hoạch giám sát đã gửi Cơ quan thú y, cơ sở phải có văn bản báo cáo lý do Điều chỉnh kèm theo Kế hoạch giám sát đã được Điều chỉnh.
4. Kết thúc quá trình giám sát, cơ sở tổng hợp, phân tích số liệu, đánh giá kết quả, nhận định tình hình và xây dựng báo cáo kết quả giám sát theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này.
Theo đó, thời gian thực hiện Kế hoạch giám sát như sau:
- Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Tối thiểu 02 năm tính đến thời Điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch giám sát, nếu phát hiện có mầm bệnh đăng ký chứng nhận an toàn thì cơ sở tiếp tục thực hiện Kế hoạch giám sát thêm ít nhất 06 tháng đối với cơ sở sản xuất thủy sản giống, ít nhất 03 tháng đối với cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm so với Kế hoạch giám sát ban đầu;
- Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Thực hiện giám sát trong thời gian tối thiểu là 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Nội dung giám sát phải bảo đảm đúng như nội dung Kế hoạch giám sát đã được cơ sở thực hiện trước khi được cấp Giấy chứng nhận.
Dịch bệnh động vật thủy sản (Hình từ Internet)
Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở được xây dựng như thế nào?
Theo khoản 6 Điều 17 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Xây dựng Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở
...
6. Các bước xây dựng Kế hoạch giám sát
a) Xác định Mục tiêu giám sát phát hiện tác nhân gây bệnh;
b) Rà soát, kiểm tra, bổ sung các nguồn lực cần thiết, bao gồm: Dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và xử lý mẫu; năng lực của Phòng thử nghiệm, trang thiết bị, hóa chất, dụng cụ xét nghiệm; các quy trình xét nghiệm; hệ thống ghi chép thông tin, quản lý, phân tích dữ liệu, kết quả xét nghiệm; nguồn nhân lực và kinh phí cần thiết để triển khai giám sát;
c) Nội dung chi Tiết để thực hiện giám sát; phân công trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan, thời gian thực hiện từng nội dung của Kế hoạch;
d) Gửi Kế hoạch giám sát đến Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
Theo đó, kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở được xây dựng như sau:
- Xác định Mục tiêu giám sát phát hiện tác nhân gây bệnh;
- Rà soát, kiểm tra, bổ sung các nguồn lực cần thiết, bao gồm: Dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và xử lý mẫu; năng lực của Phòng thử nghiệm, trang thiết bị, hóa chất, dụng cụ xét nghiệm; các quy trình xét nghiệm; hệ thống ghi chép thông tin, quản lý, phân tích dữ liệu, kết quả xét nghiệm; nguồn nhân lực và kinh phí cần thiết để triển khai giám sát;
- Nội dung chi Tiết để thực hiện giám sát; phân công trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan, thời gian thực hiện từng nội dung của Kế hoạch;
- Gửi Kế hoạch giám sát đến Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT.
Địa điểm giám sát dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở ở đâu và đối tượng nào thuộc diện giám sát?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 17 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Xây dựng Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở
...
3. Đối tượng thuộc diện giám sát
a) Động vật thủy sản cảm nhiễm, nghi nhiễm bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, mắc bệnh;
b) Động vật thủy sản đang được nuôi tại cơ sở, mới nhập về cơ sở;
c) Thức ăn dùng cho động vật thủy sản;
d) Môi trường, chất thải, yếu tố trung gian truyền bệnh;
đ) Dịch bệnh, mầm bệnh cơ sở đề nghị chứng nhận an toàn.
4. Địa Điểm giám sát
a) Khu vực sản xuất giống, ương, nuôi động vật thủy sản; nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản, nơi bảo quản thức ăn dùng cho động vật thủy sản; nguồn cung cấp nước, nơi thu gom chất thải, nước thải;
b) Khu vực nghi có bệnh, khu vực trước đây có dịch bệnh, khu vực có nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
Do đó, theo quy định pháp luật đối tượng thuộc diện giám sát bao gồm:
- Động vật thủy sản cảm nhiễm, nghi nhiễm bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, mắc bệnh;
- Động vật thủy sản đang được nuôi tại cơ sở, mới nhập về cơ sở;
- Thức ăn dùng cho động vật thủy sản;
- Môi trường, chất thải, yếu tố trung gian truyền bệnh;
- Dịch bệnh, mầm bệnh cơ sở đề nghị chứng nhận an toàn.
Địa Điểm giám sát dịch bệnh động vật thủy sản bao gồm:
- Khu vực sản xuất giống, ương, nuôi động vật thủy sản; nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản, nơi bảo quản thức ăn dùng cho động vật thủy sản; nguồn cung cấp nước, nơi thu gom chất thải, nước thải;
- Khu vực nghi có bệnh, khu vực trước đây có dịch bệnh, khu vực có nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.