Thời gian chốt số liệu báo cáo của thông tin tín dụng là bao lâu? Thông tin, báo cáo thông tin tín dụng được quy định như thế nào?
Thời gian chốt số liệu báo cáo của thông tin tín dụng?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 14/2019/TT-NHNN quy định thời chốt số liệu báo cáo của công ty thông tin tín dụng cụ thể như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung các quy định chế độ báo cáo
...
Điều 17. Báo cáo hoạt động thông tin tín dụng
1. Công ty thông tin tín dụng có trách nhiệm gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) các báo cáo bằng văn bản giấy sau:
a) Báo cáo tài chính quý, năm theo quy định pháp luật;
b) Báo cáo tình hình hoạt động theo Mẫu số 06/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Báo cáo đột xuất khi xảy ra sự cố lớn về tin học (như hỏng, trục trặc về phần mềm/phần cứng; hệ thống mạng bị tấn công khiến hệ thống không còn đáng tin cậy, hoạt động bất bình thường) theo Mẫu số 07/TTTD kèm theo Thông tư này;
d) Báo cáo theo Mẫu số 07/TTTD kèm theo Thông tư này khi có một trong những thay đổi sau:
- Người quản lý;
- Số lượng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết cung cấp thông tin tín dụng;
- Thỏa thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa công ty thông tin tín dụng với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã cam kết;
- Cơ sở hạ tầng thông tin.
2. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Báo cáo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này thực hiện định kỳ hằng quý, năm như sau:
- Báo cáo quý gửi trước ngày 20 của tháng liền kề sau quý báo cáo;
- Báo cáo tình hình hoạt động theo năm gửi trước ngày 15 tháng 2 của năm liền kề sau năm báo cáo;
- Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán và gửi trước ngày 15 tháng 4 của năm liền kề sau năm báo cáo.
b) Báo cáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải báo cáo ngay trong ngày xảy ra sự cố. Nếu sự cố xảy ra vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ thì báo cáo trong ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ.
c) Báo cáo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi.
3. Thời gian chốt số liệu báo cáo:
a) Đối với báo cáo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, thời gian chốt số liệu của từng kỳ báo cáo tương ứng với kỳ kế toán theo quy định tại Luật kế toán.
b) Đối với các báo cáo quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này, thời gian chốt số liệu báo cáo được xác định theo từng nội dung được yêu cầu báo cáo khi phát sinh hoặc khi có thay đổi.”
Như vậy, theo quy định trên thì đối với báo cáo tài chính quý, năm theo quy định pháp luật, báo cáo tình hình hoạt động thì thời gian chốt số liệu của từng kỳ báo cáo tương ứng với kỳ kế toán theo quy định tại Luật kế toán. Đối với các báo cáo đột xuất, báo cáo thay đổi thì thời gian chốt số liệu báo cáo được xác định theo từng nội dung được yêu cầu báo cáo khi phát sinh hoặc khi có thay đổi.
Thông tin tín dụng
Thông tin, báo cáo thông tin tín dụng được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2019/TT-NHNN quy định về thông tin, báo cáo như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung các quy định chế độ báo cáo
...
2. Sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo tình hình hoạt động ATM tại Thông tư số 36/2012/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2012/TT-NHNN) như sau:
Điều 10 Thông tư số 36/2012/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 44/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 10. Thông tin, báo cáo
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn nơi triển khai, lắp đặt ATM có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
a) Báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Báo cáo tình hình hoạt động ATM 6 tháng đầu năm và báo cáo năm như sau:
- Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được lập bằng văn bản gửi đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán) theo một trong các hình thức: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
- Thời gian chốt số liệu: tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo đối với báo cáo 6 tháng và từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo đối với báo cáo năm.
- Thời hạn gửi báo cáo: chậm nhất vào ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo đối với báo cáo 6 tháng và chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
- Đề cương báo cáo theo Mẫu số 4 (đối với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) và Mẫu số 5 (đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) như sau:
a) Báo cáo tình hình nâng cấp hệ thống ATM bằng văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính trong thời hạn 10 ngày trước ngày thực hiện nâng cấp hệ thống ATM.
b) Báo cáo vấn đề bất thường phát sinh đối với hệ thống ATM: Khi phát hiện những vấn đề bất thường, có thể gây rủi ro, mất an toàn trong hệ thống ATM của mình và đối với hệ thống ATM của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác, Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thông báo cho Ngân hàng Nhà nước qua địa chỉ thư điện tử tt@sbv.gov.vn trong vòng 24 giờ về các nội dung bao gồm thời điểm xảy ra vụ việc, mô tả vụ việc, ảnh hưởng, rủi ro trong hệ thống ATM của mình và đối với hệ thống ATM của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác, nguyên nhân vụ việc, biện pháp xử lý. Đồng thời lập báo cáo bằng văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Báo cáo công tác an toàn kho quỹ thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 47 Điều 1 Thông tư 14/2019/TT-NHNN quy định báo cáo công tác an toàn kho quỹ như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung các quy định chế độ báo cáo
...
4. Sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo công tác an toàn kho quỹ tại Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 06 tháng 01 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá (sau đây gọi tắt là Thông tư số 01/2014/TT-NHNN) như sau:
Điều 69 Thông tư số 01/2014/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 69. Báo cáo công tác an toàn kho quỹ
Hằng năm, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo công tác an toàn kho quỹ theo các nội dung sau:
1. Nội dung báo cáo: Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện, những tồn tại và hạn chế trong công tác an toàn kho quỹ.
2. Cơ quan nhận báo cáo và thời hạn báo cáo:
- Báo cáo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp trên (nếu có) trước ngày 01 tháng 01 năm liền kề sau năm báo cáo.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổng hợp báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) trước ngày 15 tháng 01 năm liền kề sau năm báo cáo.
3. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được lập thành văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
4. Thời gian chốt số liệu: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
5. Mẫu đề cương báo cáo: Theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.