Thiết kế kiến trúc cho nhà thương mại liên kế cần phải đảm bảo những yêu cầu gì? Lắp đặt thang máy cho nhà thương mại liên kế như thế nào?
Lắp đặt thang máy cho nhà thương mại liên kế như thế nào?
Căn cứ theo Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12872:2020 về Nhà thương mại liên kế - Yêu cầu chung về thiết kế
"9 Yêu cầu về thang máy
9.1 Tuỳ theo mức độ đầu tư và yêu cầu thực tế, có thể thiết kế, lắp đặt thang máy ở vị trí phù hợp, giao thông thuận tiện, tiết kiệm không gian.
9.2 Thiết kế, lắp đặt thang máy nhà thương mại liên kế cần phù hợp với các quy định trong TCVN 5867, TCVN 6396, TCVN 7628 và các yêu cầu kỹ thuật có liên quan khác.
9.3 Việc thiết kế và lựa chọn công suất, tải trọng và vận tốc của thang máy phải căn cứ vào số tầng cần phục vụ, lượng người cần vận chuyển tối đa trong thời gian cao điểm, yêu cầu về chất lượng phục vụ và các yêu cầu kỹ thuật khác.
9.4 Gian đặt máy và thiết bị thang máy phải có lối lên xuống, vào ra thuận tiện, an toàn. Giếng thang máy phải đảm bảo yêu cầu cách âm theo quy định hiện hành [11] [19].
9.5 Không được bố trí bể nước trực tiếp trên giếng thang máy và không cho các đường ống cấp nước, cấp nhiệt, cấp gas đi qua giếng thang máy.
9.6 Thang máy phải có thiết bị bảo vệ chống kẹt cửa, bộ cứu hộ tự động và hệ thống điện thoại nội bộ từ cabin ra ngoài. Thang máy phải đảm bảo chỉ được vận hành khi tất cả các cửa đều đóng.
9.7 Thang máy phải đảm bảo an toàn và được kiểm định an toàn trong trường hợp sau:
- Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;
- Sau khi tiến hành sửa chữa lớn;
- Sau khi xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
- Hết hạn kiểm định hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động."
Nhà thương mại liên kế (Hình từ Internet)
Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước đối với nhà thương mại liên kế theo quy định
Căn cứ Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12872:2020 quy định:
"8 Yêu cầu về hệ thống kỹ thuật bên trong công trình
8.1 Cấp nước
8.1.1 Hệ thống cấp nước cần liên tục đáp ứng nhu cầu sử dụng, phù hợp với các quy định trong TCVN 4513 và đảm bảo chất lượng vệ sinh theo quy định hiện hành [16].
8.1.2 Hệ thống cấp nước chữa cháy cần tuân thủ các quy định hiện hành [12].
8.1.3 Mạng lưới đường ống cấp nước bên trong phải được đặt trong hộp kỹ thuật, hạn chế đặt chung với các đường ống thông gió và thông hơi.
8.1.4 Cần đảm bảo cấp nước liên tục cho nhu cầu sử dụng nước trong nhà thương mại liên kế. Tận dụng triệt để áp lực đường ống cấp nước bên ngoài. Trường hợp không đủ áp lực và lưu lượng nước phải bố trí bể chứa, máy bơm hoặc các thiết bị tăng áp khác.
8.1.5 Nên đặt két nước áp lực hoặc bể chứa nước trên mái để đảm bảo khối lượng nước dự trữ nhằm điều chỉnh chế độ nước không điều hoà.
8.2 Thoát nước
8.2.1 Hệ thống thoát nước cần phù hợp với các quy định trong TCVN 4474.
8.2.2 Hệ thống thoát nước sinh hoạt nên thiết kế theo chế độ tự chảy; cần tách riêng nước phân tiểu và nước tắm rửa, sinh hoạt.
8.2.3 Hệ thống thoát nước mưa cần thiết kế riêng biệt với hệ thống thoát nước sinh hoạt, đảm bảo thoát nước mưa với mọi thời tiết trong năm. Các ống đứng thoát nước mưa không được phép rò rỉ, bố trí không ảnh hưởng đến mỹ quan kiến trúc và cần được nối vào hệ thống thoát nước chung.
8.2.4 Toàn bộ hệ thống thoát nước thải nên đặt ngầm và được nối với hệ thống thoát nước chung của khu vực. Trường hợp dùng mương, rãnh thoát nước phải có nắp đậy."
Thiết kế kiến trúc cho nhà thương mại liên kế cần phải đảm bảo những yêu câu gì?
Căn cứ theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12872:2020 về Nhà thương mại liên kế - Yêu cầu chung về thiết kế
"5 Yêu cầu thiết kế kiến trúc
5.1 Trong mọi trường hợp nhà thương mại liên kế khống được cao quá 6 tầng và phải phù hợp với quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.2 Mặt tiền nhà thương mại liên kế tại tầng 1/tầng trệt nên có khoảng lùi tối thiểu là 1 m so với chỉ giới xây dựng để phục vụ kinh doanh, khuyến khích làm hàng hiên ở tầng 1 và phải phù hợp với quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.3 Chiều cao thông thủy của tầng một/tầng trệt không nhỏ hơn 3,3 m. Trường hợp có tầng lửng thì chiều cao thông thủy của không gian phía dưới tầng lửng không nhỏ hơn 2,7 m.
5.4 Khoảng cách giữa hai dây nhà thương mại liên kế quay lưng vào nhau không nhỏ hơn 2,0 m (ngoài chỉ giới xây dựng).
5.5 Khoảng cách giữa hai đầu hồi có mở cửa sổ của hai dãy nhà thương mại liên kế không nhỏ hơn 4,0 m. Các cánh cửa ở độ cao từ mặt hè đến 2,5 m khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
5.6 Trên mặt tiền nhà nhà thương mại liên kế cần đáp ứng các yêu cầu:
- Trong khoảng cách từ mặt vỉa hè tới độ cao trên 3,5 m được phép làm mái đón, mái hiên. Bộ phận nhô ra của mái đón,mái hiên cách mép vỉa hè không lớn hơn 0,6 m và đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0 m;
- Các chi tiết kiến trúc tuân thủ quy định hiện hành [8];
- Bên trên mái đón, mái hiên không được sử dụng làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh hay các vật thể kiến trúc khác.
5.7 Không gian kinh doanh cần có lối ra vào trực tiếp từ mặt tiền.
5.8 Không gian lưu trú (nếu có) có diện tích sử dụng không nhỏ hơn 25 m2 và không lớn hơn 20% tổng diện tích sử dụng nhà thương mại liên kế.
5.9 Khuyến khích bố trí lối đi riêng tới không gian lưu trú (nếu có).
5.10 Cầu thang bộ cần có chiều rộng thông thủy vế thang không nhỏ hơn 0,90 m với chiều rộng mặt bậc không nhỏ hơn 0,28 m, chiều cao bậc không lớn hơn 0,18 m.
CHÚ THÍCH: Trường hợp cầu thang dành cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng, phải tuân thủ quy định hiện hành [14].
5.11 Lối đi từ tầng hầm/tầng nửa hầm lên không gian kinh doanh và không gian lưu trú (nếu có) cần bố trí hợp lý, đảm bảo dễ dàng, thuận tiện khi ra vào.
5.12 Cao độ nền nhà, bậc thềm, vệt dắt xe, bồn hoa ở mặt tiền nhà, ban công, cửa đi, cửa sổ... phù hợp các quy định trong TCVN 9411."
Như vậy, khi khiết kế kiến trúc cho nhà thương mại liên kế cần phải đảm bảo những yêu cầu trên theo quy định.
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.