Thiết bị báo cháy bằng âm thanh phải làm bằng vật liệu gì? Quy định chung về việc lắp đặt, sử dụng báo cháy bằng âm thanh thực hiện như thế nào?

Tôi muốn hỏi thiết bị báo cháy bằng âm thanh phải làm bằng vật liệu gì? Tôi thường thấy trong các tòa nhà, bệnh viện, trường học và các cơ sở khác khi có đám cháy xảy ra sẽ có thiết bị báo cháy bằng âm thanh. Vậy tôi muốn biết thêm về những quy định chung về việc lắp đặt, sử dụng báo cháy bằng âm thanh thực hiện như thế nào? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Tín hiệu bằng âm thanh và thiết bị báo cháy bằng âm thanh được hiểu như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7568-2:2013 (ISO 7240-2:2003) về Hệ thống báo cháy - Phần 2: Trung tâm báo cháy quy định:

"5.5. Tín hiệu bằng âm thanh
Tín hiệu bằng âm thanh được sử dụng cho báo cháy và báo lỗi và chúng phải khác nhau. Ưu tiên tín hiệu báo cháy."

Bên cạnh đó, theo tiết 3.1.2 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-3:2015 quy định thêm:

"3.1.2 Thiết bị báo cháy bằng âm thanh (audible alarm device, a.a.d)
Thiết bị dùng để phát ra tín hiệu cảnh báo cháy có thể nghe thấy rõ từ hệ thống báo cháy đến những người ở trong một tòa nhà.
CHÚ THÍCH: Thiết bị báo cháy bằng âm thanh đôi khi còn được gọi là chuông báo cháy."

Báo cháy bằng âm thanh

Báo cháy bằng âm thanh (Hình từ Internet)

Quy định chung về việc lắp đặt, sử dụng báo cháy bằng âm thanh thực hiện như thế nào?

Tại tiểu mục 6.10 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-14:2015 (ISO 7240-14:2013) về Hệ thống báo cháy - Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong và xung quanh tòa nhà thực hiện như sau:

"6.10 Thiết bị báo cháy
6.10.1 Quy định chung
Các vùng báo cháy có thể bao gồm nhiều hơn một vùng phát hiện.
6.10.2 Báo động cháy bằng âm thanh
6.10.2.1 Phải cung cấp cảnh báo bằng âm thanh để báo cho tất cả dân cư trong tòa nhà biết về điều kiện báo cháy.
6.10.2.2 Hệ thống báo cháy phải là một trong các hệ thống sau.
a) Một hệ thống âm thanh dùng trường hợp khẩn cấp phù hợp với ISO 7240-19 được bắt đầu bằng FDAS; hoặc
b) Các thiết bị báo cháy bằng âm thanh tuân theo TCVN 7568-3 (ISO 7240-3) (có hoặc không có thông báo bằng lời).
6.10.2.3 Khi một FDAS được kết nối với một hệ thống âm thanh dùng cho trường hợp khẩn cấp tuân theo ISO 7240-19 thì phải trang bị phương tiện làm dừng hoạt động để cho phép kiểm tra FDAS mà không bắt đầu vận hành hệ thống báo cháy.
6.10.2.4 Khi áp dụng các thiết bị báo cháy bằng âm thanh tuân theo TCVN 7568-3 (ISO 7240-3), phải áp dụng các yêu cầu sau:
- Tín hiệu sơ tán phải phát ra đồng thời khắp tòa nhà;
- Các tín hiệu báo cháy phải nghe thấy rõ ở tất cả các địa điểm được quy định trong ISO 7240-19;
- Mức áp suất âm thanh thang A trong các pha ‘bật’ (ON) của tín hiệu báo cháy được đo với đường đặc tính đo thời gian F (nhanh) (xem IEC 61672-1) phải tuân theo quy định sau:
● Các yêu cầu của ISO 8201;
● Vượt quá mức áp suất âm thanh của môi trường xung quanh ít nhất là 10dBA, được tính toán trung bình trong khoảng thời gian 60 s với mức áp suất của môi trường xung quanh không nhỏ hơn 65dBA và không lớn hơn 105 dBA. Các giá trị này phải được xác định phù hợp với IEC 61672-1.
CHÚ THÍCH 1: Tín hiệu sơ tán không đạt yêu cầu khi tuân theo ISO 8201 gồm có sự tăng tần số không đều trong pha ‘bật’ 0,5s của tín hiệu. Các tín hiệu khác có thể thích hợp hơn cho sử dụng tiếng ồn của môi trường xung quanh đã lấn át tín hiệu.
CHÚ THÍCH 2: Điều quan trọng là phải thực hiện được các phép đo thích hợp tại các vị trí cố định thông thường trên sàn của phạm vi hoạt động.
- Các thiết bị báo cháy bằng âm thanh phải kết nối với tín hiệu ra giám sát tại FDCIE.
- Một lỗi riêng lẻ trong một vùng phát hiện không được ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị báo cháy bằng âm thanh trong các vùng phát hiện khác.
6.10.2.5 Nếu tín hiệu báo cháy bằng âm thanh được dự định sử dụng để đánh thức dân cư đang ngủ thì mức áp suất âm thanh thang A nhỏ nhất của tín hiệu phải là 75 dBA tại đầu giường, với tất cả các cửa ra vào được đóng.
CHÚ THÍCH: 75 dBA có thể không đủ để đánh thức tất cả dân cư đang ngủ.
6.10.2.6 Khi dân cư như các bệnh nhân trong các khu của bệnh viện không thể chịu được sự căng thẳng (stress) có thể do các tiếng ồn lớn thì mức áp suất âm thanh và nội dung thông báo phải được bố trí để đưa ra cảnh báo cho các nhân viên của bệnh viện và giảm tới mức tối thiểu sự khủng hoảng về tinh thần cho các bệnh nhân."

Thiết bị báo cháy bằng âm thanh phải làm bằng vật liệu gì?

Tại tiểu mục 4.6.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-3:2015 quy định cụ thể như sau:

"4.6.2 Vật liệu
Thiết bị báo cháy bằng âm thanh phải được làm bằng vật liệu có khả năng chịu được các thử nghiệm được mô tả trong 5.2 đến 5.17. Ngoài ra vật liệu của vỏ bọc bảo vệ bằng chất dẻo phải đáp ứng các yêu cầu về tính cháy như sau:
a. IEC 60095-11-10 cấp V-2 hoặc HB75 cho các thiết bị vận hành từ một nguồn điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 30 V RMS hoặc 42,4 V DC và tiêu thụ công suất điện nhỏ hơn 15 W;
b. IEC 60695-11-20 cấp 5VB cho các thiết bị vận hành từ một nguồn điện áp lớn hơn 30 V RMS hoặc 42,4 V DC và tiêu thụ công suất điện lớn hơn 15 W.
CHÚ THÍCH: Có thể kiểm tra sự phù hợp với 4.6.2 a) và 4.6.2 b) bằng kiểm tra chứng chỉ của sự phù hợp hoặc tương đương (xem Phụ lục C)."
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
3,320 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào